Lâm Trường Hưng sinh ra và lớn lên tại một ngôi làng thuộc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Anh từng kiếm sống bằng nghề chạm khắc rễ cây thuê. Sau này khi đã có một chút vốn, anh mở cửa hàng kinh doanh đồ gỗ. Dày dạn kinh nghiệm về nhiều loại gỗ, lại khéo ăn nói, cửa hàng của ông chủ này dần trở thành địa chỉ uy tín trong vùng.
Vào tháng 1/2014, Lâm Trường Hưng ghé một ngôi làng bên để gặp khách hàng. Trên đường đi, anh có ngang qua 1 khúc sông cạn có cảnh khá đẹp. Nổi hứng, anh rủ những người bạn đi cùng lội xuống bắt cá. Mọi người trong đoàn hào hứng đồng ý với ý tưởng này.
Sau khi lội quanh khu vực gần bờ nhưng không bắt được con cá nào, người đàn ông họ Lâm di chuyển ra khu vực giữa sông. Bất ngờ, anh cảm thấy dưới chân mình có thứ gì đó trơn trượt, không phải bùn cũng không phải đá. Anh hô lên và một số nam thanh niên đi cùng xúm lại xem. Một người đã thử dùng tay xuyên qua lớp bùn để chạm vào vật thể lạ này dự đoán đây có thể một khúc gỗ.
Buôn bán đồ gỗ nhiều năm, Trường Hưng cũng cảm nhận khúc gỗ này không phải loại bình thường. Người đàn ông họ Lâm cho rằng dòng sông đã được hình thành trước khi anh chào đời. Khúc gỗ này đã ngâm dưới đáy sông nhiều năm như vậy nhưng chưa bị mục nát. Ngay cả gỗ tếch có đặc tính chống thấm nước tuyệt vời cũng khó có thể so sánh được.
Nghĩ rằng đây là một khúc gỗ có kích nhỏ, anh đã hình dung trong đầu sẽ sử dụng nó vào việc gì. Anh dự định sẽ dùng toàn bộ khúc gỗ để làm khay trà. Những mảnh vụn còn lại, anh dự định làm một bộ ấm trà.
Thực tế, khúc gỗ lớn hơn những gì Trường Hưng tưởng tượng. Sau khi máy xúc và đội trục vớt có mặt tại hiện trường, họ xác định vớt được khúc gỗ này dưới lòng sông không phải điều đơn giản. Bởi đội chuyên gia xác định nó có kích thước khá lớn. Đúng như dự đoán, họ đã mất đến 2 tháng để có thể đưa khúc gỗ này lên bờ. Người đàn ông này cũng tốn đến 80.000 NDT (khoảng 271 triệu đồng) để thuê đội công nhân thực hiện nhiệm vụ.
Kể từ khi thông tin Trường Hưng vớt được khúc gỗ khổng lồ được lan truyền, dân làng đã đổ xô đến xem. Nhiều người nói rằng đây là báu vật cấp quốc gia. Anh cần giao nộp cho nhà nước bởi nếu tự ý bán sẽ bị phạt nặng.
Là một công dân chấp hành đúng quy định của nhà nước, Lâm Trường Hưng lập tức báo cáo thông tin này cho chính quyền địa phương. Sau khi những nhà chức trách nắm được thông tin, họ đã lập tức cử chuyên gia đến hiện trường để tiến hành giám định.
Sau khoảng 2 ngày, các chuyên gia xác định đây là khúc gỗ mun có tuổi đời 930 năm, thuộc loại gỗ mun châu Phi. Đường kính của khúc gỗ này lên đến 1,38m, dài khoảng 8m có tổng trọng lượng lên đến 5 tấn.
Nhóm chuyên gia dự đoán có thể do động đất, lũ lụt, lở đất hay một vài lý do khác, những thân cây này trôi theo dòng nước và bị chôn vùi ở những vùng trũng của lòng sông cổ.
Sau khi giao khúc gỗ này cho chính quyền, anh Trường Hưng đã được bồi thường toàn bộ phần chi phí trục vợt. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng trao tặng phần thưởng và giấy chứng nhận cho sự đóng góp của người đàn ông này trong việc bảo vệ những báu vật của quốc gia.
Về cách xử lý khúc gỗ mun, chính quyền quyết định khắc thành tượng Phật và đặt tại ngôi chùa trong làng.
Theo Toutiao