Bài viết dưới đây là chia sẻ của Lý Nguyên Chi được đăng trên nền tảng Toutiao, Trung Quốc.
Bỏ việc đi kinh doanh, mua được nhà
Sau khi tốt nghiệp năm 2009, tôi đến Quảng Châu, Trung Quốc để làm việc. Trong quá trình đó, tôi gặp Phương Hiểu Sơn và kết hôn. Chúng tôi thuê một căn hộ nhỏ có 2 phòng ngủ và 1 phòng khách ở Phiên Ngung.
Ấp ủ ước mơ sở hữu một căn nhà ở thành phố, song vợ chồng tôi nhận thấy nếu chỉ làm công ăn lương thì khó có thể mua được. Vì thế chúng tôi quyết định kinh doanh.
Sau quá trình khảo sát, vợ chồng tôi quyết định mở một cửa hàng mì xào. Chúng tôi đã phải mất đến 1 tuần để có thể tìm ra công thức món ăn này. Do cửa hàng nhỏ, chúng tôi cũng không làm lễ khai trường mà chỉ mở bán như bình thường.
Ngày đầu tiên, cửa hàng chỉ bán được đúng 2 suất. Sang đến ngày thứ 2, 5 suất đã được bán. Trong tuần đầu tiên, ngày bán nhiều nhất cũng chỉ được 8 suất. Chưa nói đến chuyện kiếm tiền, vợ chồng tôi còn lỗ nặng khi mở cửa hàng này và dần hối hận vì đã bỏ việc để kinh doanh. Tuy nhiên, Phương Hiểu Sơn quyết tâm hơn tôi. Lúc nào cô ấy cũng động viên thời điểm đầu kinh doanh khó khăn là chuyện thường.
Kiên trì một tháng, việc kinh doanh của vợ chồng tôi dần khởi sắc. Trước không ai mua, giờ đây, khách phải xếp hàng để được gọi món.
Luôn tiếp thu ý kiến của khách hàng rồi dần cải tiến, cửa hàng của vợ chồng tôi ngày càng được nhiều người biết đến. Dẫu công việc rất bận rộn song kiếm được nhiều tiền vợ chồng ngày càng ham.
Năm 2015, vợ tôi có em bé. Để có không gian sống tốt hơn, chúng tôi gom góp tiền để mua nhà. Tại thời điểm cửa hàng kinh doanh phát đạt, chuyện mua nhà trả góp không là vấn đề lớn với chúng tôi.
Vợ chồng tôi chốt sổ căn hộ 100m2 với tổng giá trị 1,7 triệu NDT. Trong đó chúng tôi trả trước 510.000 NDT và vay 1,19 triệu NDT. Số tiền này chúng tôi dự định trả trong 30 năm với khoản thanh toán hàng tháng là 6.300 NDT.
Đầu tư bất động sản chưa kịp hưởng lãi đã phải gánh lỗ
Năm 2016, chúng tôi mở thêm một nhà hàng kinh doanh đồ ăn nhanh. Do đã có kinh nghiệm, việc mở nhà hàng của chúng tôi rất thuận lợi. Đầu năm 2019, sau khi trừ chi phí sinh hoạt, hoạt động kinh doanh giúp chúng tôi có thêm 600.000 NDT.
Ban đầu, tôi định dùng số tiền này để mở rộng nhà hàng hoặc mở thêm một chi nhánh khác. Tuy nhiên, tôi tình cờ phát hiện căn nhà của mình đã tăng giá mạnh sau chưa đầy 4 năm, tăng khoảng 2,8 triệu NDT, trung bình tăng 700.000 NDT/năm. Số tiền này nhiều hơn so với việc kinh doanh nhà hàng.
Từ đây, tôi nảy ra ý định đầu tư bất động sản. Lúc đó, giá nhà ở Quảng Châu quá đắt. Do không đủ tiền, chúng tôi chuyển hướng sang Nam Ninh. Chúng tôi nhanh chóng chốt mua được căn hộ rộng 120m2 với tổng giá trị là 2,04 triệu NDT (6 tỷ đồng). Tôi trả trước 612.000 NDT, 1,480 triệu NDT (4,9 tỷ đồng) vay của ngân hàng và trả trong vòng 30 năm với khoản thanh toán hàng tháng là 8.500 NDT.
Như vậy, mỗi tháng, với 2 căn nhà, chúng tôi phải trả tiền ngân hàng 15.000 NDT/tháng (50 triệu đồng). Do hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra thuận lợi nên khoản tiền này đối với vợ chồng tôi không phải vấn đề lớn.
Sau khi mua căn nhà thứ 2, chúng tôi tự mãn với ước mơ làm giàu của mình. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Bắt đầu từ năm 2020, các nhà hàng mở ra đều phải đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tôi nghiến răng kiên trì đến năm 2022. Thấy số nợ ngày càng nhiều, nhà cũng sắp bị tịch thu, tôi rơi vào lo lắng. Không còn cách nào, chúng tôi quyết định rao bán căn nhà ở Nam Ninh.
Do mua vào thời điểm giá nhà ở khu vực lên cao và bán trong lúc dịch bùng phát, chúng tôi chỉ có thể chuyển nhượng được với mức giá 1,44 triệu NDT. Như vậy, chẳng lãi được đồng nào, chúng tôi còn phải bỏ ra 800.000 NDT (khoảng 2 tỷ đồng) để trả ngân hàng tiền gốc cộng lãi. Vào thời điểm cửa hàng phải đóng cửa, đây thực sự là số tiền lớn.
Tôi không biết để kiếm lại 800.000 NDT, chúng tôi phải bán bao nhiêu suất mì. Ở thời điểm đó, nhiều người nói rằng tại sao tôi không bán căn nhà ở Phiên Ngung. Bởi chắc chắn căn nhà này sẽ có lãi, dư dả trả nợ ngân hàng.
Vợ chồng tôi cũng đã cân nhắc vấn đề này. Tuy nhiên, cả hai đều cảm thấy ở Quảng Châu sẽ có cơ hội làm việc tốt hơn hơn. Nên dù lỗ, chúng tôi cũng phải cắn răng chịu đựng
Từ kinh doanh đồ ăn đến đầu tư bất động sản, tôi rút ra bài học sâu sắc: Chúng ta nên biết dừng đúng thời điểm, những món lợi lớn không khi nào dễ kiếm.
Theo Toutiao