Không cập nhật sớm sinh trắc học, nhiều người ‘hụt’ ưu đãi tiền triệu

Vũ Vũ | 10:45 26/12/2024

Sự chần chừ trong hoạt động cập nhật không chỉ khiến người dùng đối mặt với rủi ro giao dịch, mà còn đánh mất cơ hội ‘săn’ hàng giá tốt.

Không cập nhật sớm sinh trắc học, nhiều người ‘hụt’ ưu đãi tiền triệu

Càng về cuối năm, các nhà bán lẻ, sàn thương mại điện tử càng rộn ràng nhiều sự kiện khuyến mãi. Đây là thời điểm “vàng” giúp người tiêu dùng có thể sở hữu các món đồ yêu thích với mức giá tốt, chiết khấu từ 10 - 50%. 

Trong bối cảnh đó, việc cập nhật sinh trắc học để đảm bảo an toàn khi thanh toán trực tuyến rất cần thiết. Sự chần chừ trong hoạt động cập nhật không chỉ khiến người dùng đối mặt với rủi ro giao dịch, mà còn đánh mất cơ hội ‘săn’ hàng giá tốt và tiết kiệm một khoản đáng kể.

Câu chuyện của Đức Minh (24 tuổi, Hải Phòng) là một ví dụ. Để mua được chiếc điện thoại yêu thích với giá ưu đãi tới 15%, Minh cần theo dõi livestream của cửa hàng và thanh toán trước một nửa. Tuy nhiên, vì các khoản tiền trị giá trên 10 triệu đồng yêu cầu xác thực sinh trắc học mới có thể chuyển khoản, Minh vội vàng cập nhật song đến khi hoàn tất thì mẫu điện thoại yêu thích trên đã hết mã giảm giá. 

“Mỗi tháng cửa hàng chỉ sale đúng một ngày cho một số sản phẩm và số lượng lại rất ít. Mẫu đó hot lắm nên bán rất chạy. Tháng tới cửa hàng không sale thì chắc tôi sẽ mua vào một dịp khác hoặc chấp nhận mua đắt hơn 3,5 triệu đồng”, Đức Minh tiếc nuối.

Trường hợp của Đức Minh không phải là ngoại lệ. Chậm cập nhật sinh trắc học cũng khiến chị Huỳnh Mai (32 tuổi, TP.HCM) hụt mất cơ hội mua đồ giá rẻ. Chủ quan nghĩ rằng chỉ giao dịch từ 10 triệu đồng/lần mới cần xác thực, cộng thêm công việc khá bận bịu nên chị lần nữa chưa thực hiện. 

“Đến khi chuyển khoản không được tôi mới nhớ ra hôm đó đã mua rất nhiều, chắc cũng phải hơn 20 triệu đồng. Tôi cuống cuồng làm. Vì vội nên thao tác không chuẩn, phải làm tới lần thứ 3 mới được nhưng không kịp mua nữa”, người phụ nữ thở dài. 

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, các giao dịch điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị thanh toán trong ngày vượt 20 triệu đồng phải áp dụng một trong các biện pháp xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, mống mắt) khớp với dữ liệu trên căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Ngoài ra, theo Thông tư 18/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, mọi giao dịch chuyển tiền online, thanh toán hóa đơn theo lịch, thanh toán bằng hình thức quẹt thẻ/chạm... sẽ không thể thực hiện nếu chủ tài khoản chưa xác thực sinh trắc học.

Trong quá trình tiến hành cập nhật, người dùng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, trong đó có căn cước công dân gắn chip chứa thông tin cá nhân được mã hóa. Cũng cần đảm bảo thiết bị di động có hỗ trợ công nghệ NFC để dễ dàng thực hiện thao tác và cập nhật thông tin sinh trắc học hiệu quả. Tránh cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai hoặc qua bất kỳ đường link nào không được xác thực.

Chia sẻ về vấn đề cập nhập sinh trắc học, đại diện Viettel Money cho biết hình thức xác thực giao dịch mới cũng được áp dụng và truyền thông rộng rãi đến toàn bộ khách hàng sử dụng ứng dụng Viettel Money. Hệ sinh thái tài chính số này không chỉ ứng dụng sinh trắc học mà còn áp dụng công nghệ bảo mật thông tin, đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như: Chứng nhận ISO 27001:2013 về hệ thống quản lý an toàn thông tin, nhận diện rủi ro và thiết lập quy trình bảo vệ thông tin toàn diện; Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS phiên bản 3.2.1, cấp độ level 2 về bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán…

Theo quan điểm của giới chuyên môn, mục đích của việc xác thực khuôn mặt là đảm bảo chính chủ đang thực hiện giao dịch. Giải pháp này dựa trên sự so khớp thông tin sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu trong chip căn cước công dân hoặc tài khoản định danh điện tử VNeID; giúp loại bỏ tài khoản ảo, tài khoản rác, tài khoản thuê-mượn, đồng thời buộc các đối tượng lừa đảo phải sử dụng tài khoản chính chủ.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50% so với trước đây. Số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng năm 2024.

Viettel Money triển khai chương trình Thần tài chính gõ cửa - tặng quà cho 100% khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học thành công trên Viettel Money từ 03/12/2024 với tổng giá trị giải thưởng lên đến hàng chục tỷ đồng.

Với những khách hàng cập nhật sinh trắc sớm trong tháng 12/2024 và có số thứ tự thực hiện là số đặc biệt (ví dụ: 1111, 2222, 8686, 68686...) thoả mãn điều kiện chương trình sẽ được nhận quà giá trị lên đến 8.686.868 VNĐ. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao nhận thức toàn dân về cập nhật sinh trắc học, khi khách hàng cập nhật sinh trắc học hộ người thân/bạn bè trên app Viettel Money sẽ được nhận quà tặng là 10.000đ/lượt cập nhật hộ thành công, không giới hạn số lượt.

Chi tiết chương trình Thần tài chính gõ cửa, vui lòng xem tại: https://viettelmoney.vn/thantaichinh_capnhat?

Viettel Money khuyến khích khách hàng sớm hoàn thành việc đối chiếu thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân trước ngày 01/01/2025 để có thể thực hiện giao dịch thẻ qua phương tiện điện tử, tuân thủ đúng Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về quy định hoạt động thẻ ngân hàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Không cập nhật sớm sinh trắc học, nhiều người ‘hụt’ ưu đãi tiền triệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO