Hùng hổ tuyên bố rời Nga nhưng một năm rồi vẫn đang ở lại: Các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu "đi trên dây" giữa những áp lực

Minh Khôi | 15:09 14/02/2023

Tuy nhiên, các công ty này phải đối mặt với nhiều rủi ro và thậm chí xem xét không thu lợi nhuận.

Hùng hổ tuyên bố rời Nga nhưng một năm rồi vẫn đang ở lại: Các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu "đi trên dây" giữa những áp lực
Rất ít công ty như McDonald's, đã quyết định rời đi chỉ 3 tháng sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt diễn ra.

Nhiều công ty tuyên bố rời đi nhưng vẫn ở lại

Đã gần một năm kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine chính thức nổ ra, nhưng người dân tại Moscow vẫn có thể mua được sữa chua Activia, bàn chải đánh răng điện Oral-B hay serum L’Oréal.

Nhiều hàng hóa vẫn tiếp tục được cung cấp bởi các công ty Mỹ và châu Âu hiện diện tại đây.

Nhiều công ty đã thông báo sẽ ra đi nhưng thực chất kế hoạch trên không bao giờ trở thành hiện thực.

Nhà sản xuất Strepsils Reckitt Benckiser cho biết vào tháng 4 họ sẽ chuyển quyền sở hữu hoạt động kinh doanh tại Nga cho bên thứ 3 hoặc nhân sự địa phương, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Danone đã thông báo rút lui vào tháng 10 nhưng vẫn chưa tìm được người mua. Nhà sản xuất thuốc lá Philip Morris International, vốn đã lên kế hoạch rút lui vào cuối năm ngoái, cho biết họ vẫn đang cố gắng để được Nga chấp thuận.

Rất ít công ty đã quyết đoán như McDonald’s, đã đóng các nhà hàng ở Nga vào tháng 5/2022- ba tháng sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu.

Tuy nhiên, các tập đoàn cởi mở về lựa chọn ở lại, chẳng hạn như Colgate, Procter & Gamble và L'Oréal, phải duy trì sự cân bằng khá phức tạp: họ phải bảo vệ lợi nhuận và nhân viên địa phương, duy trì chỗ đứng trong một thị trường lớn và không bị coi là đã thoả hiệp về mặt đạo đức, ngay cả khi họ có nộp thuế cho Điện Kremlin.

Ngoài ra, Nabi Abdullaev, đối tác tại công ty tư vấn Control Risks, cho biết: “Bạn rời đi càng muộn thì càng khó khăn. Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ các giao dịch và hiện yêu cầu giảm giá 50% cho bất kỳ giao dịch mua bán nào”.

Unilever đã cảnh báo các nhà đầu tư về rủi ro tài chính khi rời khỏi thị trường Nga. Trong khi đó, British American Tobacco đã đưa ra mức dự báo về các khoản lỗ tiềm ẩn lớn hơn nếu hãng rút lui khỏi thị trường.

Một yếu tố khác là do nền kinh tế Nga không hoạt động kém như dự báo vào năm ngoái - với tốc độ tăng trưởng chỉ giảm 2,5% - khiến triển vọng lợi nhuận vẫn tích cực, ít nhất là trong dài hạn.

Bí kíp "sống sót" của các công ty ở lại Nga

Dù việc rời đi có phức tạp đến đâu, việc ở lại cũng có rủi ro. Một trong những rủi ro đó là việc ảnh hưởng đến danh tiếng.

Nhà sản xuất ngô và đậu Hà Lan Bonduelle khẳng định không cung cấp thực phẩm đóng hộp cho quân đội Nga, sau khi những bức ảnh một người lính cầm sản phẩm của họ được đăng trên mạng xã hội. 

Để ở lại và tận dụng lợi thế còn lại của một thị trường vẫn được xem là có lợi nhuận, các công ty đã thực hiện nhiều giải pháp, bao gồm trao quyền cho các giám đốc điều hành địa phương, ngừng quảng cáo và đầu tư, đồng thời tiến hành kiểm toán để đảm bảo tránh làm ăn với các ngân hàng và cá nhân trong danh sách đen.

nga.jpg
Hãng đậu Bonduelle của Pháp hiện vẫn ở lại Nga.

Ví dụ, để tránh những rắc rối khi phải đối phó với các biện pháp trừng phạt, Unilever đã cam kết không thu bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ Nga.

Matt Close, người đứng đầu đơn vị bán kem Cornetto ở Nga, cho biết chiến lược này đang được xem xét. Ông nói: “Việc kinh doanh thực sự là một hoạt động khép kín”.

Một số đã dần bắt đầu thu hẹp quy mô. P&G, công ty có hai nhà máy ở Nga, đã trao quyền ra quyết định cho nhân sự địa phương, những người có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với giám đốc điều hành.

Do doanh số bán hàng ở Nga chậm lại, họ đã cắt giảm số lượng nhân viên ở nước này từ 2.500 xuống còn 1.800 trong khoảng thời gian từ ngày 31/3 đến cuối năm 2022. L'Oréal, vẫn có 2.500 nhân viên ở Nga, đã đóng cửa các cửa hàng và thu hẹp nguồn cung, nhưng vẫn tiếp tục bán sản phẩm làm đẹp của Nga.

Dự kiến giao tranh sẽ gia tăng vào mùa xuân này có thể sẽ làm tăng thêm lo lắng cho các công ty - cả trên thực địa ở Nga và ở các quốc gia sở tại của các doanh nghiệp.

Mark McNamee, giám đốc khu vực châu Âu của công ty nghiên cứu FrontierView, cho biết rủi ro danh tiếng khi hoạt động ở Nga đã giảm dần sau hai tháng đầu tiên của cuộc chiến. Nhưng với việc mọi thứ đang diễn ra như hiện tại, ông cho rằng điều này sẽ không kéo dài.


(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Sau tuần giá vàng giảm mạnh, giới phân tích và đầu tư bỗng 'chia rẽ' quan điểm
Thị trường vàng đã trải qua một tuần rớt thê thảm khi mất hơn 2%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2023. Mặc dù vậy, nhìn lướt qua biểu đồ giá hàng tuần cho thấy hầu hết mức giảm rơi vào gần cuối tuần, khi các nhà giao dịch bán kiếm lời sau khi giá tăng vào đầu tuần, và tăng trở lại vào thứ Sáu, sau dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Hùng hổ tuyên bố rời Nga nhưng một năm rồi vẫn đang ở lại: Các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu "đi trên dây" giữa những áp lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO