Thị trường nội địa vốn là thị trường chủ lực mục tiêu của Tập đoàn đối với mảng hàng thép dài, tuy nhiên năm nay tiêu thụ trong nước chi tăng 11%, trong khi xuất khẩu tăng 47%. Trong khi đó mặt hàng thép cuộn cán nóng gặp khó khăn hơn do đối mặt với áp lực cạnh tranh từ lượng thép nhập khẩu giá thấp ồ ạt tràn vào thị trường.
Ngoài ra, Ủy ban châu Âu gần đây đã xác nhận rằng họ đã có tất cả các hồ sơ cần thiết để quyết định có nên bắt đầu điều tra HRC nhập khẩu từ Việt Nam hay không, bao gồm cả HPG và Formosa.
Theo các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép, nguyên nhân cốt lõi khiến lượng nhập khẩu HRC từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh nằm ở nguồn cung HRC nội địa không đáp ứng đủ nhu cầu HRC tại Việt Nam.
Theo 12 doanh nghiệp tôn mạ, ống thép, Tập đoàn Hòa Phát không đủ điều kiện đại diện của ngành sản xuất HRC trong nước để đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc do đó nhóm doanh nghiệp bác bỏ tư cách nguyên đơn của Hòa Phát.
CTCP Tập đoàn Hoa Sen, CTCP Thép Nam Kim, CTCP Tôn Đông Á cùng 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam tiếp tục có công văn liên quan đến đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép quan ngại quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngành thép Việt Nam.
Sau 6 tháng đầu năm, thị trường thép trong nước chứng kiến 16 đợt giảm giá liên tiếp do nhu cầu suy yếu. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo thị trường thép trong nước sẽ tiếp tục khó khăn trong ngắn hạn.