Hiệp hội An ninh mạng quốc gia giúp Việt Nam chuyển từ gia công, đại lý sang làm chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng

PV | 20:00 08/09/2023

Ngày 8/5/2023, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 340/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.

Hiệp hội An ninh mạng quốc gia giúp Việt Nam chuyển từ gia công, đại lý sang làm chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng

Theo đó, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân và tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng tự nguyện thành lập, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, đoàn kết bảo đảm an ninh mạng theo định hướng, chiến lược về an ninh mạng của Đảng, Nhà nước góp phần bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hiệp hội Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, nhiệm kỳ I (2023 – 2028), Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, cho biết, sau 20 năm, không gian mạng đã phát triển trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đồng thời gánh vác sứ mệnh quan trọng nâng cao vị thế quốc gia. Doanh thu ngành năm 2022 của ngành CNTT đạt 148 tỷ USD, với tổng nhân lực trên 1,2 triệu người, gấp hơn 300 lần doanh thu và gấp 240 lần quy mô nhân lực.

anh-viet-hung7.jpg

Các thành viên Ban chấp hành, Ban kiểm tra đã được Đại hội biểu quyết thông qua. Cụ thể, 28 thành viên trong ban chấp hành gồm có, Thượng tướng Lương Tam Quang Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an;

GS.TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đại tá Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel); Ông Tô Dũng Thái - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Thiếu tướng Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công an; Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Cương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cầu CAND, Bộ Công an; Đồng chí Trung tướng Đặng Ngọc Tuyến, nguyên Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an;

Đồng chí Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Thiếu tướng Bạch Thành Định, nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội; Thiếu tướng, PGS.TS Phạm Ngọc Lãng, Chủ tịch HĐQT Hanoi Telecom, Phó Chủ tịch HĐQT Vietnam Mobile, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao, viễn thông, tin học, Chủ tịch Hội hàng không vũ trụ Việt Nam;

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Hồng Hưng, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 Bộ Quốc phòng; Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần FPT;

Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC; Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần MISA; Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ BKAV, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam;

anh-viet-hung3.jpg
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trò chuyện, bắt tay với thành viên trong ban chấp hành của Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia.

Vương Vũ Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần  VCCorp; Thiếu tá Điền Bắc Kiên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Công nghệ Viễn thông toàn cầu Gtel; Nguyễn Lê Thành, Phó Tổng giám đốc Công nghệ, Công ty cổ phần VNG; Bùi Ngọc Tín, Tổng giám đốc Công nghệ thông tin, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động;

Thượng tá Nguyễn Bá Sơn, Trưởng phòng Cục An ninh mạng phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Vũ Duy Hiền, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam; Thiếu tá Triệu, cán bộ cục an ninh mạng, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an; Vũ Ngọc Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam.

Để trở thành động lực chính cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia và thành viên cần tập trung vào một số vấn đề sau: Một là, nhận sự những đặc trưng cơ bản của thời đại không gian mạng để tăng cường làm chủ và tự chủ. Hai là, nhận diện xu thế và thách thức thời đại là tăng cường bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia trong tình hình mới. Ba là, đặt ra được sứ mệnh và tầm nhìn phù hợp với thời đại.

z4675498807066_adf35f0d7eb5db74a1b4df1296b8b6a5.jpg
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trò chuyện, bắt tay với thành viên trong ban chấp hành của Hiệp hội An ninh Mạng Quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, một doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải có lợi nhuận, nhưng sau lợi nhuận sẽ là gì? Không lẽ sau lợi nhuận lại vẫn là lợi nhuận? Lợi nhuận là để tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải quyết được một vấn đề, một bài toán lớn hơn của xã hội, của đất nước, của nhân loại, nhằm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đất nước phát triển và hạnh phúc hơn, nhân loại văn minh hơn.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia phải đề ra sứ mệnh và tầm nhìn phù hợp với thời đại. “Sứ mệnh” và “tầm nhìn” phù hợp của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia không chỉ là tạo ra lợi nhuận kinh tế, không chỉ là bảo vệ lợi ích của các thành viên, mà phải hướng tới mục tiêu cao cả hơn là trở thành động lực chính cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiến tạo nên nền công nghiệp an ninh mạng Việt Nam, hình thành thị trường an ninh mạng có giá trị cao trên bản đồ quốc tế, tạo ra những tập đoàn, công ty có năng lực mạnh về an ninh mạng được thế giới công nhận, chuyển đổi từ việc gia công, đại lý sang làm chủ, tự chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng.


(0) Bình luận
Hiệp hội An ninh mạng quốc gia giúp Việt Nam chuyển từ gia công, đại lý sang làm chủ về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO