Theo TS. Hồ Quốc Tuấn, câu chuyện về hồi phục sản xuất cũng đã xuất hiện. Ngay ở Việt Nam cũng đã có đơn hàng trở lại, bởi vì khu vực Mỹ và Châu Âu cũng đang phục hồi. Chính vì vậy mà nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn. Và những quỹ đầu tư có sự thận trọng trong năm 2023, thì vào cuối năm 2023 họ đã bắt đầu giải ngân và tạo ra lực đẩy cho thị trường.
Tiếp đó, với nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ họ cũng đồng thời đầu tư vào cổ phiếu và Bitcoin…, đặc biệt với nhóm nhà đầu tư trẻ ở Hàn Quốc và Mỹ. Nó đã đẩy ra tâm lý đây là một cơ hội của thị trường tăng điểm. Có thể thấy lực mua bắt đáy rất mạnh, thậm chí một số tin xấu về loại nhuận của một số doanh nghiệp hay tin không tốt về lạm phát của Mỹ vẫn không làm ảnh hưởng đến thị trường. Nhà đầu tư họ đang không quá quan tâm đến đến tin xấu nữa mà họ đang hướng tới cơ hội để họ thúc đẩy đẩy dòng tiền ra. Họ tin rằng sau các đợt điều chỉnh thì thị trường sẽ vẫn tăng điểm.
Về dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây, ông Tuấn nhận định, dòng tiền trong thời gian qua tương đối khỏe và bền vững. Các nhà đầu tư đang kỳ vọng về sự cải thiện của nền kinh tế và sự phục hồi lợi nhuận của các doanh nghiệp, họ không thấy những rủi ro về suy thoái kinh tế hay vỡ nợ ngân hàng xảy ra như dự báo trước đó nên đã thúc đẩy dòng tiền lành mạnh, và hiện tại nhà đầu tư vẫn chưa sử dụng nhiều đòn bẩy.
Nên theo ông Tuấn, có thể trong giai đoạn tiếp theo sẽ bắt đầu nhìn thấy dòng tiền đầu cơ mạnh hơn, khiến thanh khoản gia tăng hơn. Và ở trên thế giới đã bắt đầu thấy việc nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy nhiều hơn rồi.
Ông Tuấn đánh giá, dòng tiền chảy vào trong thời gian qua là dòng tiền đến từ nhóm nhà đầu tư có kinh nghiệm. Còn với nhà đầu tư nhỏ lẻ, thì sau những biến động xảy ra trên thị trường và trong nền kinh tế, họ phần nào vẫn còn nghi ngờ về thị trường cho nên họ hướng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn blue chip nhiều hơn. Họ giải ngân ở khu vực mà họ tin rằng sẽ hồi phục tốt và an toàn hơn. Nhóm doanh nghiệp vốn hóa lớn luôn là nhóm sẽ có lợi nhuận cải thiện rõ ràng khi nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
Theo ông Tuấn, không nên đoán đỉnh nhưng có thể nhìn vào tâm lý của các nhà đầu tư vào lúc này, có ba câu chuyện sẽ được nhắc đến.
Thứ nhất, người ta sẽ định giá thị trường lúc này đắt hay rẻ? Theo thống kế từ một số công ty chứng khoán, định giá thị trường lúc này không còn rẻ nữa, PE đã tiến đến mức 16 lần. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang kỳ vọng về câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng trong năm nay và như vậy PE sẽ được kéo về 10,11 lần.
Câu chuyện thứ hai đó là dòng tiền của nhà đầu tư mà vẫn ở bên ngoài do lỡ dịp sóng vừa rồi, họ vẫn đang có nhu cầu và muốn tham gia vào thị trường trong thời gian tới. Thực tế bên ngoài thị trường vẫn còn dồi dào dòng tiền như vậy.
Câu chuyện thứ ba là không chỉ ở Việt Nam mà với thế giới, những tin xấu có thể vẫn còn nhưng hầu như đã hấp thụ vào thị trường rồi, và nếu có ảnh hưởng đến thị trường thì chỉ khiến thị trường tạm thời điều chỉnh, còn về tâm lý nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục lạc quan về thị trường.
Khi dòng tiền đầu cơ, dòng tiền sử dụng đòn bảy bắt đầu khỏe hơn, thì dòng tiền này sẽ chuyển đến nhóm Midcap và Smallcap, giai đoạn sau đây của thị trường sẽ phản ánh điều này, đây cũng là cơ hội cho nhà đầu tư.
Còn về nhóm ngành, ông Tuấn chia ra ba nhóm:
Nhóm thứ nhất được tin tưởng vào triển vọng dài hạn và thế mạnh đặc thù của các ngành sau trong tiến trình hồi phục của nền kinh tế, đó là nhóm về công nghệ thông tin, nhóm ngành hỗ trợ liên quan đến FDI, ví dụ như khu công nghiệp và nhóm ngành được hưởng lợi trực tiếp từ nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy chi tiêu công và tăng đầu tư hạ tầng. Hiện nay, nhóm ngành này đã mua nhiều với mức định giá đã gia tăng, nhưng về mặt cải thiện lợi nhuận thì họ vẫn còn câu chuyện và triển vọng lâu dài.
Nhóm thứ hai là nhóm xuất nhập khẩu, tuy vẫn còn những thách thức, nhưng họ đang đi lên từ nền thấp. Các doanh nghiệp đã có những đơn hàng mới như dệt may, da giầy…
Nhóm thứ ba là nhóm bất động sản. Nhóm này vẫn còn là một ẩn số. Mặc dù các luật sửa đổi đã được thông qua cùng những chính sách hỗ trợ khác nhưng thực sự có khiến thị trường bất động sản khởi sắc lại sớm hay không thì vẫn là một ẩn số. Nhưng chính vì diễn biến chậm chạp của nhóm này cùng với mức nền thấp, khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng nó sẽ có sức bật hơn các ngành khác.
Ngoài ra, câu chuyện về tỷ giá của năm nay sẽ khó hơn năm ngoái, bởi vì khi hồi phục về xuất nhập khẩu, thông thường Việt Nam sẽ có xu hướng gia tăng tốc độ nhập khẩu nhiều hơn, dẫn đến nhập siêu nhiều hơn. Do vậy, dự báo áp lực lên tỷ giá sẽ lớn hơn và như vậy một trong những cách mà Ngân hàng Nhà nước có thể làm giảm áp lực tỷ giá là tăng lãi suất ngắn hạn, thứ hai tăng lãi suất huy động… những câu chuyện này dẫn đến nhóm ngành bất động sản sẽ vẫn là một ẩn số.