Do sách giáo khoa (SGK) là mặt hàng thiết yếu với 17,6 triệu học sinh phổ thông trên cả nước, do đó, việc điều chỉnh, điều tiết giá SGK là khoản kinh phí lớn và tác động trên diện rộng, thậm chí tác động đến CPI trên cả nước.
Chính phủ dự kiến bổ sung thêm 2 mặt hàng vào diện quản lý giá là sách giáo khoa và hàng hóa, dịch vụ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng.
"Bộ đã và đang làm, sẽ tiếp tục thực hiện với Nhà xuất bản Giáo dục, yêu cầu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm khâu trung gian, chi phí phát hành cạnh tranh lành mạnh", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết.
“Hiện nay giá sách giáo khoa tăng đến 2 - 3 lần phải được xác định là giá tăng bất thường thì cần có sự can thiệp của Nhà nước. Trách nhiệm kiểm soát này trước hết thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo”, ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam chia sẻ.