Ngày 25/9, Hengda Real Estate Group - chi nhánh tại Trung Quốc của hãng bất động sản China Evergrande Group - cho biết không thể hoàn trả lô trái phiếu trong nước trị giá 4 tỷ nhân dân tệ (547 triệu USD) kèm lãi suất. Hồi tháng 3, Hengda cũng đã lỡ hạn trả lãi với lô trái phiếu phát hành năm 2020 này.
Khi đó, họ cho biết "sẽ tích cực" đàm phán với các trái chủ để tìm ra giải pháp. Hôm qua, Hengda tiếp tục lặp lại cam kết này.
Evergrande gần đây liên tiếp gặp rắc rối. Họ hiện là hãng bất động sản nặng nợ nhất thế giới và là ví dụ điển hình cho khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc.
Sau khi vỡ nợ năm 2021, hãng này vẫn nỗ lực thuyết phục các chủ nợ đồng ý với kế hoạch tái cấu trúc nợ nước ngoài. Theo kế hoạch công bố hồi tháng 3, Evergrande đưa ra nhiều đề xuất, trong đó có hoán đổi số nợ hiện tại bằng lô trái phiếu mới có kỳ hạn 10-12 năm.
Tuy nhiên, hôm 24/9, Evergrande cho biết không thể phát hành nợ mới, do Hengda Real Estate Group đang bị điều tra. Giới chức chứng khoán Trung Quốc tháng trước mở cuộc điều tra Hengda vì nghi ngờ vi phạm quy định công bố thông tin. Trước đó, hôm 22/9, Evergrande thông báo hủy một cuộc họp với các chủ nợ chính, với lý do cần đánh giá lại việc tái cấu trúc.
Caixin hôm 25/9 cũng cho biết Xia Haijun - cựu CEO Evergrande và Pan Darong - cựu giám đốc tài chính - đang bị giới chức bắt giữ để điều tra.
Cổ phiếu Evergrande hôm qua giảm 21,8%, xuống thấp nhất kể từ ngày 5/9. "Hy vọng của các chủ nợ Evergrande đã tan biến", Fern Wang - nhà nghiên cứu cấp cao tại KT Capital Group cho biết trên Reuters.
Evergrande, cũng như các hãng bất động sản Trung Quốc khác, rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2021. Nguyên nhân được cho là chính sách "ba lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh, được tung ra nhằm giảm rủi ro hệ thống bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các công ty bất động sản.
Evergrande thiệt hại nặng nhất, do lạm dụng đòn bẩy tài chính để phát triển dự án và kinh doanh đa ngành. Tổng nợ của hãng này hiện vào khoảng 2.437 tỷ nhân dân tệ (340 tỷ USD). Con số này tương đương 2% GDP Trung Quốc.
Nếu không thể tái cấu trúc nợ, Evergrande có thể bị buộc thanh lý tài sản. Ngày 30/10, một tòa án tại Hong Kong sẽ đưa ra quyết định về việc này.
Dù vậy, Fern Wang cho rằng điều này khó xảy ra. "Ưu tiên số một của chính phủ Trung Quốc là đảm bảo bàn giao nhà đúng hạn. Thanh lý tài sản của Evergrande cũng chẳng có tác dụng gì với mục tiêu này", ông nói.
Evergrande, cũng như các hãng bất động sản Trung Quốc khác, rơi vào khủng hoảng từ giữa năm 2021. Nguyên nhân được cho là chính sách "ba lằn ranh đỏ" của Bắc Kinh, được tung ra nhằm giảm rủi ro hệ thống bằng cách hạn chế khả năng vay mới của các công ty bất động sản.
Evergrande thiệt hại nặng nhất, do lạm dụng đòn bẩy tài chính để phát triển dự án và kinh doanh đa ngành. Tổng nợ của hãng này cuối tháng 6 vào khoảng 2.400 tỷ nhân dân tệ (340 tỷ USD). Con số này tương đương 2% GDP Trung Quốc.
Sau Evergrande, nhiều đại gia bất động sản khác tại Trung Quốc, như Kasia, Fantasia và Shimao Group cũng vỡ nợ. Mới đây nhất, hãng bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Country Garden - cảnh báo "đang cân nhắc nhiều phương án xử lý nợ khác nhau".
Liệu có xoay chuyển được tình thế?
Khoản lỗ 4,5 tỷ USD nửa đầu năm 2023 cùng việc cổ phiếu được giao dịch lại của Evergrande diễn ra trong bối cảnh cuộc gặp của các chủ nợ sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 28/8/2023.
Sự sụp đổ của Evergrande có thể làm ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã khiến việc tái cơ cấu và cứu vãn tập đoàn này trở nên phức tạp suốt 2 năm qua.
Chính quyền Bắc Kinh hiện vẫn duy trì chính sách loại bỏ bong bóng thị trường bất động sản để giảm thiểu rủi ro, khiến giá nhà rẻ hơn cho người dân nhưng cũng làm các tập đoàn như Evergrande phải lao đao.
Đối thủ nặng ký nhất của Evergrande là Country Garden mới đây cũng được đánh giá là đang bên bờ vỡ nợ, đồng thời dự báo kinh doanh thua lỗ trong nửa đầu năm 2023.
Báo cáo của Evergrande cho thấy tập đoàn này đang lỗ ròng 39,3 tỷ Nhân dân tệ trong nửa đầu năm nay, đi kèm với đó là khoản nợ phải trả 2,39 nghìn tỷ Nhân dân tệ tính đến tháng 6/2023.
Tổng giá trị tài sản tính đến cuối tháng 6 của Evergrande là 1,74 nghìn tỷ NHân dân tệ, bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương.
Việc vẫn còn lượng lớn tài sản khiến nhiều chủ nợ vẫn còn hy vọng vào công cuộc tái cơ cấu của Evergrande nhằm cứu vãn tập đoàn này.
Nguồn: Bloomberg