Điểm tin thị trường tài chính 7 ngày qua

Mạnh Đại | 17:37 20/07/2024

NNNN yêu cầu làm rõ vụ một nhân viên ngân hàng làm lộ thông tin tín dụng của khách hàng.

Điểm tin thị trường tài chính 7 ngày qua

Một nhân viên ngân hàng làm lộ thông tin tín dụng của khách

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản trả lời liên quan đến đơn phản ánh của 2 cá nhân tại TP.HCM về việc bị Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank; HoSE: NAB) làm lộ thông tin tín dụng (CIC), dù 2 người này không phải là khách hàng của ngân hàng, cũng không có nhu cầu tạo lập mối quan hệ tín dụng với ngân hàng này.

NHNN cho biết về mặt chính sách, tổ chức và cá nhân khai thác và sử dụng thông tin tín dụng từ Trung tâm Thông tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đều phải thực hiện và tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-NHNN và Thông tư số 27/2017/TT-NHNN.

Theo đó, các tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNN được khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ hàng khác.

Bên cạnh đó, thông tư cũng quy định cụ thể các hành vi vi phạm, hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng nhằm đảm bảo khai thác và sử dụng thông tin tín dụng đúng mục đích, an toàn và hiệu quả phục vụ cho hoạt động hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng nhấn mạnh ở góc độ nghiệp vụ, các tổ chức tín dụng với vai trò vừa là đối tượng khai thác và sử dụng thông tin, vừa là tổ chức phải thực hiện nghiệm các quy định về thông tin tín dụng.

Do đó, NHNN yêu cầu việc phát sinh vấn đề trên cần xem xét lại cụ thể tình huống để xử lý phù hợp, hợp lý. Định vị rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tất cả các bên có liên quan.

Trước đó, 2 cá nhân tại TP.HCM đã có đơn thư tố bị cán bộ ngân hàng NamABank làm lộ thông tin tín dụng gửi các cơ quan chức năng.

2 cá nhân này cho biết mình không phải là khách hàng của NamABank, cũng chưa từng có bất kỳ liên hệ hay nhu cầu quan hệ giao dịch tín dụng với ngân hàng này. Do đó, 2 cá nhân này cho rằng việc Nam A Bank trích xuất thông tin CIC cá nhân và cung cấp tiết lộ cho người không liên quan là bất hợp pháp, vi phạm pháp luật liên quan.

Sacombank lần đầu tiên được Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm

Fitch Ratings công bố xếp hạng nhà phát hành (Issuer Default Rating - IDR) dài hạn cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank; HoSE: STB) ở bậc BB-, IDR ngắn hạn là B và sức mạnh độc lập (Viability - VR) là b+. Đây là năm đầu tiên Fitch thực hiện đánh giá Sacombank.

sacombank.jpg

Bên cạnh đó, Fitch Ratings cũng đánh giá điểm chất lượng tài sản của Sacombank được đánh giá là b+ (ổn định). Điểm huy động và thanh khoản là bb- (ổn định). Cơ cấu danh mục cho vay được mở rộng về phục vụ sản xuất kinh doanh và kích thích tiêu dùng nên điểm số cho danh mục rủi ro là b+ (ổn định).

Năm 2024, Sacombank đặt mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” với các chỉ số tài chính tăng từ 10% trở lên. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 10.600 tỷ đồng, tổng tài sản tăng lên 724.100 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 636.600 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 535.800 tỷ đồng, kiểm soát nợ xấu dưới 2%, các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tuân thủ đúng quy định của NHNN.

LPBank công bố đổi tên thương mại

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank; HoSE: LPB) chính thức đổi tên thương mại là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam, tên tiếng Anh là Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank, tên viết tắt bằng tiếng Anh là LPBank và mã chứng khoán niêm yết là LPB vẫn giữ nguyên.

lpbank.jpg

LPBank khẳng định việc thay đổi tên gọi sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như quyền lợi của khách hàng, đối tác và cổ đông.

Xem chi tiết tại đây

Lãi suất huy động tiếp tục tăng

Tính từ đầu tháng 7 đến nay đã có 14 ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động. Các ngân hàng đã tăng lãi suất gồm: NCB, Eximbank, SeABank, VIB, BaoViet Bank, Saigonbank, VietBank, MB, BVBank, KienLong Bank, VPBank, PVCombank, PGBank, và Sacombank. Trong đó, VietBank là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất lần thứ hai kể từ đầu tháng.

Lãi suất kỳ hạn 12 tháng, các ngân hàng thương mại quốc doanh gồm Agribank, BIDV, Vietinbank vẫn giữ nguyên ở mức 4,7%/năm, riêng Vietcombank giữ nguyên mức 4,6%/năm. Đây cũng là mức lãi suất huy động kỳ hạn 18 tháng của 4 nhà băng này.

dauan-1-1715.jpg

Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, tại kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng ABBank vẫn dẫn đầu ở mức lãi suất huy động 6%/năm. Theo sau là BVBank ở mức lãi suất huy động 5,8%/năm. Tiếp đó là mức lãi suất huy động 5,75%/năm của GPBank, NCB là 5,7%/năm, …

Tại kỳ hạn 18 tháng, dẫn đầu là ngân hàng OCEANBank, HDB và NCB ở mức lãi suất huy động 6,1%/năm. Theo sau là ngân hàng BVBank ở mức lãi suất huy động 6%/năm. Các ngân hàng thương mại cổ phần còn lại đều huy động tiền gửi ở mức lãi suất dưới 6%/năm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Điểm tin thị trường tài chính 7 ngày qua
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO