Đã có Nga, BRICS vẫn quyết định áp dụng ‘chiến lược 1+3’, dự kiến đủ sức mạnh nắm trong tay quyền kiểm soát thị trường ‘vàng đen’ toàn cầu

Bạch Linh | 07:25 30/08/2023

Khi những ông lớn này chính thức gia nhập, BRICS có thể sẽ là khối kiểm soát thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Đã có Nga, BRICS vẫn quyết định áp dụng ‘chiến lược 1+3’, dự kiến đủ sức mạnh nắm trong tay quyền kiểm soát thị trường ‘vàng đen’ toàn cầu

“Hổ mọc thêm cánh” 

Theo thông tin chính thức, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 đã quyết định mời 6 quốc gia, bao gồm Ai Cập, Argentina, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trở thành thành viên mới.

Nhiều nhà phân tích nhận định, quyết định này sẽ làm gia tăng quyền lực của khối, đặc biệt trong lĩnh vực dầu mỏ. Theo Intellinews, vào năm 2022, sản lượng dầu toàn cầu đạt tổng cộng khoảng 90 triệu thùng/ngày. Và các nước BRICS+ sản xuất khoảng 37 triệu thùng/ngày trong năm đó. 

Được biết, trước Hội nghị thượng đỉnh, các thành viên ban đầu chiếm khoảng 20% sản lượng dầu toàn cầu. Việc bổ sung Saudi Arabia, UAE và Iran giúp thị phần của khối tăng gấp đôi - lên khoảng 42% lượng dầu thô toàn cầu nếu xét trong năm 2022.

0823gblbricsoilproductionvsrestofworlding.png
Việc bổ sung Saudi Arabia, UAE và Iran giúp thị phần của BRICS tăng gấp đôi - lên khoảng 42% lượng dầu thô toàn cầu (2022).

Việc chính thức gia nhập trong tương lai dự kiến làm bành trướng sự kiểm soát nguồn “vàng đen” của BRICS+. Bởi Saudi Arabia là nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất với khoảng 7,3 triệu thùng/ngày vào năm 2022, tương đương gần 17% lượng dầu xuất khẩu trên toàn cầu, theo ING. 

Iran cũng là cường quốc dầu mỏ. Theo thông báo gần đây của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji, sản lượng dầu thô của nước này đã tăng lên khoảng 3,2 triệu thùng/ngày, xuất khẩu dầu thô cũng đã vượt qua mức mục tiêu đề ra của chính phủ là 1,4 triệu thùng/ngày. 

Nước này cũng đang tăng cường xuất khẩu dầu sang Trung Quốc, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm vào giữa tháng 8 năm nay. 

UAE cũng là nhà cung cấp dầu lớn thứ 6 thế giới. “Vì vậy, cùng với Nga, BRICS sẽ có được 4/10 nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới”. 

Hoạt động mua bán dầu giữa các quốc gia nội bộ khối BRICS+ cũng phát triển mạnh mẽ. Công ty phân tích dữ liệu năng lượng Kpler ước tính Trung Quốc có thể sẽ nhập khẩu tới 1,5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ Iran trong tháng 8 - mức cao nhất kể từ năm 2013.

CNN cũng viết, khi Saudi Arabia chính thức gia nhập BRICS thì nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới sẽ ở cùng một khối với nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới là Trung Quốc.

Hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga cũng đã hồi phục. Vào tháng 8, Nga đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Brazil, củng cố vị thế là nước xuất khẩu nhiên liệu hàng đầu sang quốc gia Mỹ Latinh này. Trước đây, Ấn Độ là quốc gia mua lượng dầu lớn của Iran và giờ đã sang mua thêm dầu của Nga. 

Dầu thô là mặt hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có nhu cầu cao trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ. Bằng việc bổ sung các quốc gia là nhà cung cấp dầu mỏ hàng đầu, thị trường quốc tế có thể sẽ có những thay đổi mạnh mẽ và khối BRICS dự kiến sẽ giành quyền kiểm soát thị trường.

Thương mại toàn cầu

Theo Intellinews, thông qua hoạt động kết nạp thành viên mới, thị phần thương mại toàn cầu của BRICS+ dự kiến tăng từ 16% lên khoảng dưới 40%.  

0823gblbricsshareofglobalexportstradeing.png
Xuất khẩu

Hiện tại, 5 thành viên ban đầu của BRICS chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu và 19% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn cầu. Các thành viên mới sẽ giúp các con số này tăng thêm 3,7% và 3%. Saudi Arabia và UAE là hai quốc gia đóng góp nhiều nhất vào sự gia tăng này. 

0823gblbricsshareofglobalimportstradeing.png
Nhập khẩu 

Tổng hợp 





 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Đã có Nga, BRICS vẫn quyết định áp dụng ‘chiến lược 1+3’, dự kiến đủ sức mạnh nắm trong tay quyền kiểm soát thị trường ‘vàng đen’ toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO