Nhận định về bối cảnh thị trường tại hội thảo "Bắt mạch dòng tiền" do FIDT và FiinTrade đồng tổ chức, ông Đoàn Minh Tuấn – Trưởng phòng Phân tích FIDT cho rằng rủi ro toàn cầu được kiểm soát giúp NHNN không chịu áp lực về thanh khoản quá mức. Bên cạnh đó, tỷ giá không neo cao quá lâu kèm trạng thái NHNN hút ròng thanh khoản, NHNN không đề phòng tỷ giá tiêu cực như bán USD.
Về bối cảnh trong nước, vị chuyên gia cho rằng Chính phủ tiếp tục hỗ trợ kinh tế thông qua chính sách tiền tệ nới lỏng, đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng tiếp đà phục hồi và thị trường bất động sản có thể bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Riêng với thị trường chứng khoán, việc khối ngoại giảm bán ròng giúp cung cầu trên thị trường cân bằng và dòng tiền ổn định. Thêm vào đó, định giá thị trường tiếp tục hấp dẫn với P/E dưới 14 lần, song định giá thị trường có sự phân hóa có sự phân hóa giữa các nhóm ngành.
Dựa trên góc nhìn trung hạn, chuyên gia FIDT đánh giá một số nhóm ngành có triển vọng khả quan trong năm tới.
Nhóm bất động sản có thể tăng trưởng mạnh nhờ giá đất tăng mạnh sau Luật Đất đai 2024 và bắt đầu chu kỳ bất động sản mới 2025-2027. Nhà đầu tư nên ưu tiên những doanh nghiệp có kế hoạch phát triển các dự án cụ thể đến nửa đầu năm 2025.
Nhóm ngân hàng cũng là lựa chọn cho danh mục đầu tư trung hạn và FIDT cho rằng một số đặc điểm của ngân hàng tiềm năng trong giai đoạn tới là tăng trưởng tín dụng ổn định trong 3 quý gần nhất với chất lượng tài sản không tập trung nhiều vào cho vay bất động sản, NIM được cải thiện nhờ chiến lược quản lý nguồn vốn và lãi suất tốt, rủi ro nợ xấu tương lai đã được phản ánh và quản lý tốt với hệ số bao phủ rủi ro nợ xấu tốt trong quý 3 và vùng định giá P/E và P/B hợp lý theo tăng trưởng.
Chăn nuôi cũng được đánh giá cao nhờ giá heo trong nước tiếp tục giữ vững trên 60.000 đồng/kg, đảo bảo lợi nhuận gộp mảng chăn nuôi tối thiếu 15%. Vaccine ASF đã chuẩn bị được thương mại hóa – xuất khẩu vaccine sẵn sàng dự kiến vào cuối quý 4 và luật sửa đổi 2025 có hiệu lực.
Đi sâu vào phương pháp lựa chọn doanh nghiệp tiềm năng để đầu tư, chuyên gia đưa ra 4 yếu tố nhận diện: (1) Tăng trưởng doanh thu thông qua mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường, tăng giá và sự ổn định. (2) Tối ưu chi phí thể hiện ở chi phí đầu vào thấp, kiểm soát chi phí cố định và chi phí lãi vay hưởng lợi, giảm mạnh. (3) Một số yếu tố khác như biên lợi nhuận gộp cải thiện, dòng tiền ổn định và bán vốn chiến lược. (4) Định giá hấp dẫn theo triển vọng tăng trưởng.
Ngược lại, ông Tuấn cũng lưu ý nhà đầu tư cần nhận diện một số cổ phiếu doanh nghiệp tiềm tàng rủi ro thông qua (1) rủi ro pha loãng khi phát hành cổ đông hiện hữu cao, rủi ro đòn bẩy nợ cao kéo dài xuyên suốt 2023-2024, (2) doanh nghiệp phát hành trái phiếu quá nhiều đặc biệt rơi vào chu kỳ đáo hạn đầu năm 2025, (3) không có nguồn tạo doanh thu bền vững khi dòng tiền âm liên tục các quý và (4) định giá quá cao khi >1-1,5 độ lệch chuẩn vàP/E Forward 2025 ngoài vùng hấp dẫn (5) rủi ro doanh nghiệp liên quan đến lãnh đạo, pháp lý kinh doanh.