Chủ tịch Ninja Van muốn học Logistics của Trung Quốc: Làm sao để giao đơn hàng từ Tp.HCM đến miền núi phía Bắc, từ Hà Nội đến miền Tây dưới 3 ngày!

Tri Túc | 18:48 03/11/2024

Đơn hàng B2B trên phạm vi toàn quốc của Trung Quốc có thể giao trong thời gian dưới 1 ngày, trong khi diện tích lãnh thổ của họ lớn hơn Việt Nam từ 4 đến 5 lần. Điều này phản ánh hệ thống logistics của quốc gia láng giềng tỏ ra vượt trội như thế nào.

Chủ tịch Ninja Van muốn học Logistics của Trung Quốc: Làm sao để giao đơn hàng từ Tp.HCM đến miền núi phía Bắc, từ Hà Nội đến miền Tây dưới 3 ngày!

Việt Nam được xem là thị trường nơi thương mại điện tử (TMĐT) đang bùng nổ, điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho ngành logistics, cụ thể là e-logistics.

Trong bối cảnh ngành bán lẻ hiện đại, các cửa hàng phải liên tục cạnh tranh nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng: Không chỉ nỗ lực tái định hình các cửa hàng truyền thống mà phải tăng cường trải nghiệm thực tế mới có thể tác động đến quyết định mua hàng.

Chưa kể, bán hàng không còn đơn thuần là cung cấp sản phẩm cho khách hàng mà còn đòi hỏi doanh nghiệp (DN) đảm bảo các khâu vận hành được triển khai đồng bộ mang đến trải nghiệm mua sắm ngày càng hoàn thiện. Việc đảm bảo các sản phẩm xuất hiện đúng nơi, đúng thời điểm là một thử thách không nhỏ.

Chia sẻ tại Toạ đàm Tối ưu chi phí - Quản trị rủi ro - Chọn đúng đối tác: 3 chìa khóa giúp doanh nghiệp phục hồi, mở rộng quy mô" mới đây, ông Phan Xuân Dzũng - Chủ tịch Ninja Van Việt Nam - cho biết: “Giao hàng chặng cuối luôn là nỗi đau và có thể xem là mối quan tâm hàng đầu của các DN trong quá trình vận chuyển đơn hàng đến tay khách hàng. Các DN bán lẻ cần chủ động trong việc quản lý kho hàng để tránh tình trạng thiếu hay dư thừa hàng hóa. Những vấn đề này càng trở nên rắc rối hơn khi các đối tác vận chuyển không thể đáp ứng đúng nhu cầu của DN”.

Theo ông, tại Việt Nam, dù mua sắm trực tuyến đang chiếm ưu thế, nhưng theo Khảo sát Thói quen tiêu dùng toàn cầu của PwC, người tiêu dùng Việt vẫn ưu tiên mua sắm tại cửa hàng để kiểm tra chất lượng sản phẩm (74%) và trực tiếp lựa chọn sản phẩm trước khi mua (58%). Do đó, việc mở rộng quy mô kinh doanh cần đảm bảo sản phẩm luôn có sẵn tại các cửa hàng trên toàn quốc, bao gồm cả những địa điểm xa xôi.

Các DN theo đại diện Ninja Van cần một “chiến lược logistics thông suốt” để đảm bảo cung ứng sản phẩm đúng nơi, đúng thời điểm với chi phí tối ưu. Yếu tố then chốt trong chiến lược này là sự linh hoạt, từ số lượng đơn hàng, thời gian vận chuyển, cho đến đội xe và tuyến đường, giúp DN giải quyết các thách thức riêng và tối ưu hóa chi phí.

screen-shot-2024-11-03-at-18.35.01.png
Ảnh: Các chuyên gia chia sẻ tại Toạ đàm Tối ưu chi phí - Quản trị rủi ro - Chọn đúng đối tác: 3 chìa khóa giúp doanh nghiệp phục hồi.

Nói về cách vận hành của một số đơn vị giao hàng B2B, thông thường theo ông Dzũng, họ sẽ có đội xe riêng và 2 phương án vận hành:

+ Hoặc họ sẽ chờ chất đầy hàng lên xe rồi mới di chuyển, thậm chí đi gom hàng ở nhiều điểm đón. Đây là phương án đảm bảo chi phí rẻ hơn nhưng thời gian giao hàng sẽ chậm hơn.

+ Hoặc họ sẽ giao ngay khi nhận hàng. Phương án này đảm bảo về thời gian nhưng chắc chắn sẽ đòi hỏi chi phí cao hơn.

Cũng nhắc về câu chuyện hiệu suất, chúng ta có thể lấy ví dụ về Trung Quốc. Đơn hàng B2B trên phạm vi toàn quốc của Trung Quốc có thể giao trong thời gian dưới 1 ngày, trong khi diện tích lãnh thổ của họ lớn hơn Việt Nam từ 4 đến 5 lần. Điều này phản ánh hệ thống logistics của quốc gia láng giềng tỏ ra vượt trội như thế nào.

Từ đó, nhiệm vụ của các đơn vị logistics tại Việt Nam, bao gồm NinjaVan, là làm thế nào để giảm thời gian giao hàng xuống. Với các đơn hàng đi từ Hà Nội đến các tỉnh miền núi phía Bắc được giao dưới 24 giờ, và các đơn hàng từ Tp.HCM đến các tỉnh miền núi phía Bắc, hay từ Hà Nội đến các tỉnh miền Tây sẽ dưới 3 ngày.

Mặt khác, giảm thiểu rủi ro cũng là một trong những giải pháp tối ưu chi phí. Khi số lượng đơn hàng càng tăng cao, rủi ro về chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng sẽ càng tăng.

Nắm được điểm đau đó, ông Dzũng cho biết, mô hình vận hành của Ninja B2B có sự khác biệt. Vì vận hành dựa trên nền tảng B2C, đội xe của chúng tôi hoạt động theo khung giờ cố định hàng ngày. Ví dụ, đội xe tải có mặt ở kho lúc 1 giờ sáng để nhận hàng, 3 giờ sẽ xuất phát, xe tải 5 giờ sáng đến hệ thống bưu cục, 8 giờ sáng sẽ có các tài xế đi chuyển hàng. Thậm chí với các tuyến nhiều hàng, chúng tôi có thể bố trí 2 lần xe đi. Điều này đảm bảo :

+ Đầu tiên là thời gian giao hàng. Ví dụ, với đơn hàng đi từ Hà Nội đến các tỉnh miền núi phía Bắc, chúng tôi có thể giao hàng trong ngày.

+ Tiếp theo là chi phí tối ưu, vì đội xe chạy hàng ngày nên chi phí bổ sung trên các đơn hàng là thấp nhất. Nếu có chỉ bao gồm chi phí xăng xe, bố trí thêm nhân sự. Đơn cử là những đơn hàng phải giao qua các địa hình đặc thù như đường đất, xe tải không tới được, Ninja Van sẽ sử dụng đội xe máy hoặc xe ba gác có tại địa phương để chở hàng tới tận nhà dân”.

Trong giai đoạn thị trường đang bước vào quý - mùa cao điểm mua sắm đồng thời kỳ vọng đem đến cơ hội phục hồi cho phần lớn DN - bài toán giao nhận càng nên cấp thiết. Vấn đề đặt ra cho DN lúc này là: giải quyết nhiều thách thức liên quan đến mật độ giao hàng cao, kiểm soát chi phí, và duy trì chất lượng dịch vụ.

Tại toạ đàm, các chuyên gia đều cho rằng bí quyết là cần tăng cường khả năng kết nối và hợp tác giữa đội ngũ giao hàng của bên thứ ba như Ninja Van, hay đội ngũ vận hành tại địa phương của Mfast.

Riêng Ninja Van, với nền tảng vận hành dựa trên dịch vụ B2C, Ninja B2B cho biết vẫn có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển của MFast trong mùa lễ hội mua sắm, với số lượng đơn tăng từ 2, 3 đến 4 lần.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Chủ tịch Ninja Van muốn học Logistics của Trung Quốc: Làm sao để giao đơn hàng từ Tp.HCM đến miền núi phía Bắc, từ Hà Nội đến miền Tây dưới 3 ngày!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO