Cho trẻ xem điện thoại, tivi không kiểm soát, một thói quen của người lớn khiến trẻ em dễ bị rối loạn vận động và tự kỷ

Kenttt | 08:05 07/10/2024

Cho trẻ sử dụng tivi, điện thoại quá nhiều khiến trẻ nhỏ dễ mắc phải hội chứng rối loạn vận động (tic), rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý...

Cho trẻ xem điện thoại, tivi không kiểm soát, một thói quen của người lớn khiến trẻ em dễ bị rối loạn vận động và tự kỷ

Hiện nay, việc cho trẻ sử dụng điện thoại, tivi diễn ra phổ biến. Đây được coi là công cụ đắc lực giúp cha mẹ coi con một cách nhàn hạ, tuy nhiên lại dẫn tới hệ lụy nghiêm trọng.

Việc xem điện thoại, tivi quá nhiều có thể làm suy giảm thị lực, ảnh hưởng đến sự phát triển của não, hạn chế khả năng giao tiếp… Đặc biệt, có thể dẫn tới tình trạng rối loạn vận động, hay còn gọi là tic.

Ảnh minh họa

Các phụ huynh có con thường xem tivi và sử dụng điện thoại báo cáo rằng con cái họ cho thấy các biểu hiện bất thường như nheo mắt, lắc đầu không ngừng, và cơ bắp giật không kiểm soát được - những dấu hiệu của hội chứng tic.

Rối loạn vận động tic là gì?

Rối loạn Tic (Tic disorder) là một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần.

Tic là những âm nói hoặc cử động của cơ thể, xảy ra đột ngột, nhanh và lặp đi lặp lại. hành động này mang tính rập khuôn nhưng không ăn khớp với nhau. Đây là những hành động mà trẻ khó cưỡng lại được, tuy nhiên trẻ có thể cố gắng kiềm chế cử động hoặc phát ra âm thanh trong một khoảng thời gian.

Có ba loại tic: tic thoáng qua, rối loạn tic vận động hoặc thanh âm mãn tính, và hội chứng Tourette, trong đó hội chứng Tourette là nghiêm trọng và hiếm gặp nhất. Các triệu chứng của bệnh rối loạn vận động gồm cử động đầu và vai, nhấp nháy, giật, và phát ra âm thanh như ho hoặc lặp từ. Cha mẹ nên quan sát và đưa con đến bệnh viện khi thấy những dấu hiệu này.

Ảnh minh họa

Mặc dù không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến khả năng học tập thông thường của trẻ, nhưng nếu không được giải quyết, rối loạn tic có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài như tự kỷ, trầm cảm, và rối loạn tăng động giảm chú ý. Cần phải có sự quản lý từ cha mẹ trong việc sử dụng thiết bị thông minh để phòng ngừa rối loạn tic. Các phương pháp gợi ý bao gồm thiết lập gương mẫu từ cha mẹ, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động sáng tạo, thể chất và giao tiếp xã hội.

Theo Báo Nghệ An đưa tin, Bệnh viện Tâm thần Nghệ An đã ghi nhận nhiều ca mắc rối loạn tic, với đa dạng biểu hiện như nháy mắt, giật cơ hàm, hay tiếng la hét. Các bác sĩ nhấn mạnh rằng bệnh này không quá nguy hiểm và thường gặp ở trẻ em, nhưng cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh hậu quả lâu dài.

Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên xem tivi và sử dụng điện thoại có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một dạng rối loạn thần kinh não bộ, đồng thời là một chứng rối loạn phát triển, trong đó người mắc phải có biểu hiện kém phát triển trong giao tiếp, tương tác với người khác và trong hành vi.

Ảnh minh họa

Trẻ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng, thiếu hụt kỹ năng và mức độ suy yếu, đồng thời hạn chế rõ rệt các hoạt động và sở thích, khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ.

Các nghiên cứu cho thấy sự liên kết giữa thời gian sử dụng thiết bị và sự chậm phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ. Do đó, cha mẹ nên điều chỉnh thời gian sử dụng thiết bị của con cái, đảm bảo rằng trẻ không dùng màn hình trước giờ đi ngủ và sử dụng thời gian trên màn hình làm phần thưởng cho các hoạt động khác.


(0) Bình luận
Cho trẻ xem điện thoại, tivi không kiểm soát, một thói quen của người lớn khiến trẻ em dễ bị rối loạn vận động và tự kỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO