Chi 53 tỷ mua 1 tàu sân bay đã ngừng hoạt động, sau khi tháo dỡ phát hiện ngay “mỏ vàng lênh đênh trên biển"

Thùy Linh | 07:06 19/04/2024

Nhờ công nghệ cao được đưa vào, công ty này đã phát hiện một “mỏ vàng” khi tháo dỡ phế liệu con tàu khổng lồ.

Chi 53 tỷ mua 1 tàu sân bay đã ngừng hoạt động, sau khi tháo dỡ phát hiện ngay “mỏ vàng lênh đênh trên biển"

Mọi người biết rằng, thiết bị công nghệ nào cũng có tuổi thọ sử dụng trong một thời gian nhất định. Khi độ hao mòn đến mức nhất định thì buộc phải ngừng sử dụng, nếu không sẽ gặp nguy hiểm. Tất nhiên, cũng có một số chiếc phải "nghỉ hưu sớm" do tụt hậu về kỹ thuật, công nghệ. Kể cả một chiếc tàu sân bay từng được đầu tư bạc tỷ cũng không ngoại lệ.

Việc xử lý các tàu sân bay đã ngừng sử dụng luôn là vấn đề đau đầu. Nếu tháo dỡ và bán dưới dạng phế liệu thì rất phí phạm. Nhưng nếu tiếp tục cất giữ hay sửa chữa đều tốn kém chi phí không hề nhỏ.

Sau nhiều nguyên nhân, một công ty Thổ Nhĩ Kỳ đã mua được một chiếc tàu sân bay "quá date", theo tờ Sohu. Chiếc tàu này có lượng giãn nước chỉ 16.000 tấn nhưng sở hữu khả năng chống ngầm và kiểm soát trên biển khá mạnh mẽ. Con tàu có thể đã ngừng hoạt động từ năm 2014.

Sau khi "nghỉ hưu", con tàu đã được một tập đoàn tái chế tàu của Thổ Nhĩ Kỳ mua lại với khoản tiền trị giá 2,1 triệu USD, tương đương khoảng 53 tỷ VNĐ. Phải biết rằng, nếu tập đoàn chỉ muốn mua nguyên vật liệu, đây là khoản tiền rất lớn, hoàn toàn có thể bị lỗ nếu tốn thêm chi phí nhân công và công nghệ khi áp dụng tháo dỡ. Nhưng cuối cùng người ta phát hiện ra rằng công ty đã tìm được "kho báu".

Ảnh minh họa: Sohu

Một nhà máy đóng tàu thuộc một công ty con của Tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ này đã dành trọn sáu tháng, sử dụng những kỹ thuật và công nghệ tối tân nhất của họ, để tháo dỡ chiếc tàu sân bay thành từng mảnh. Và lần chia tách này thực sự đã tạo ra khoản lợi nhuận to lớn, thậm chí còn gấp nhiều lần khoản tiền đã bỏ ra để mua tàu.

Người của nhà máy tiết lộ, khoản lợi nhuận này đến từ 112 tấn dây cáp đặc biệt được sử dụng trên tàu, cùng với 11.800 tấn kim loại đen, hơn 600 tấn kim loại màu và các vật liệu khác. Ban đầu, chúng không đắt giá đến thế, nhưng khi thời gian qua đi, dần dần những nguyên vật liệu này đều trở thành mặt hàng hot trên thị trường. Họ gần như nắm trong tay một "mỏ vàng".

Khi tập đoàn nhanh chóng nắm bắt thời cơ và đem bán ra với số lượng lớn, họ đã thu về một khoản lợi nhuận hậu hĩnh sau khi trừ đi các chi phí.

Đây không phải là thương vụ mua bán tàu sân bay ngưng sử dụng duy nhất trên thế giới. Năm 2022, Kitty Hawk - tàu sân bay chạy bằng dầu cuối cùng của Hải quân Mỹ, đã rời Căn cứ Hải quân Kitsap-Bremerton ở Washington đến 1 cơ sở ở Texas để được tháo dỡ, theo Navy Times. Trước khi bị đem bán để rã sắt vụn, đã từng có ý kiến về việc biến tàu sân bay này thành viện bảo tàng, nhưng không thành công.

Tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ thực hiện chuyến đi cuối cùng bằng cách vòng quanh lục địa Nam Mỹ vì nó quá lớn để đi qua Kênh đào Panama. Kitty Hawk đã phục vụ trong Hải quân Mỹ 48 năm trước khi bị loại biên vào năm 2009.

Nỗ lực biến tàu sân bay USS Kitty Hawk thành một bảo tàng không thành, con tàu sẽ tới cơ sở tháo dỡ làm phế liệu. Ảnh: CNN

Tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã bán tàu sân bay này cho 1 công ty ở Texas để rã sắt vụn với giá chỉ 1 xu (0,01 USD). Sau khi mua, công ty ở Texas sẽ chịu trách nhiệm kéo tàu sân bay tới nhà máy tháo dỡ và bán lại những phần thu được. Hợp đồng này đã tính tới việc công ty mua lại xác tàu hưởng lợi từ việc bán lại sắt thép phế liệu cũng như các kim loại khác thu được từ quá trình tháo dỡ.

Bán xác tàu với giá một xu được coi là phương án phù hợp hơn, thay vì chi ra hàng triệu USD để đưa chúng đến nhà máy rã sắt vụn. Khoản chi phí tháo dỡ này dự kiến lên đến 1,5 tỷ USD vì nhiều nguyên nhân liên quan, trong khi tàu USS Bonhomme Richard bị cháy năm ngoái cũng tiêu tốn 30 triệu USD để rã sắt vụn.

*Nguồn: Sohu, Drive, Navy Times…


(0) Bình luận
Chi 53 tỷ mua 1 tàu sân bay đã ngừng hoạt động, sau khi tháo dỡ phát hiện ngay “mỏ vàng lênh đênh trên biển"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO