Bán mặt hàng chế biến từ phế phẩm giá rẻ bèo, thu hàng trăm triệu/tháng, Mỹ, Hàn Quốc cực ưa chuộng

C. Quân | 12:02 01/09/2024

Mặt hàng này đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới, rất được ưa chuộng vì sự độc đáo và thân thiện với môi trường.

Bán mặt hàng chế biến từ phế phẩm giá rẻ bèo, thu hàng trăm triệu/tháng, Mỹ, Hàn Quốc cực ưa chuộng

Tại tỉnh Quảng Ngãi, cây cau là một loại cây được trồng trên diện tích lớn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Một số huyện như Nghĩa Hành, Sơn Tây, được xem là thiên đường của cây cau. Riêng tại Sơn Tây, diện tích trồng cau lên đến 1.000 ha.

cau-son-tay3-627x420.jpg
Rừng cau xanh tốt ở Quảng Ngãi. Ảnh: Sài Gòn tiếp thị

Tuy nhiên, trước đây, nguồn thu từ cau chủ yếu đến từ việc xuất khẩu trái cau cho các thị trường nước ngoài, nhiều nhất là Trung Quốc. Còn từ vài năm gần đây, người trồng cau có thêm một nguồn thu nữa, từ mo cau, phần mà trước đây chỉ được coi là rác thải nông nghiệp.
Công ty Mega Eco (trụ sở ở cụm công nghiệp Đồng Dinh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) là đơn vị chuyên làm chén, đĩa, quạt… từ mo cau. Giám đốc công ty, anh Nguyễn Văn Tuyến đã bắt đầu với nghề sản xuất đồ dùng từ mo cau từ năm 2019. Vốn có kinh nghiệm trong nghề thu mua, chế biến và xuất khẩu sản phẩm từ phế phẩm nông nghiệp như giá thể trồng cây, anh Tuyến thấy rất tiếc khi thấy mo cau tươi rụng la liệt, thối hỏng, người dân phải bỏ công sức dọn dẹp, đốt bỏ.
Tìm hiểu kỹ nhiều nguồn tài liệu, anh Tuyến được biết ở Ấn Độ, người ta đã biến mo cau thành nhiều sản phẩm hữu ích trong cuộc sống. Anh Tuyến quyết định nhập dây chuyền máy móc từ Ấn Độ về, mở xưởng sản xuất một số sản phẩm gia dụng từ mo cau, tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào của địa phương.
Mo cau được thu gom từ bà con nông dân trồng cau với giá 1.000 đồng/chiếc. Số tiền tưởng nhỏ, nhưng 1 ha cau sẽ có khoảng 12.500 chiếc mo/năm, nghĩa là nếu tận dụng được nguồn này, người dân sẽ có thêm 12,5 triệu đồng/ha/năm, đồng thời giảm được lượng rác thải nông nghiệp lớn. Sản phẩm còn có ý nghĩa lớn về môi trường khi được chế biến theo quy trình “xanh”, hoàn toàn không sử dụng hóa chất độc hại, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các sản phẩm bát đĩa nhựa dùng một lần.

tp-70-5899.jpg
Thu gom mo cau từ người dân. Ảnh: Tiền phong


Mo cau sau khi thu nhặt sẽ được rửa sạch, ngâm nước cho mềm, để ráo và đưa vào khuôn ép nhiệt để tạo hình và khử khuẩn bằng tia UV. Sản phẩm được ép ra sẽ có hình dáng, kích thước đa dạng, không bị thấm nước nên có thể đựng cả các đồ ăn lỏng như nước chấm, canh, súp…

tp-61-5375.jpg
Công đoạn vệ sinh mo cau. Ảnh: Tiền phong
tp-73-392.jpg
Tạo hình sản phẩm. Ảnh: Tiền phong
tp-62-2363.jpg


Hiện với 9 máy ép, mỗi máy có 5 khuôn, mỗi tháng, doanh nghiệp của anh Tuyến cung cấp cho thị trường khoảng 600.000 sản phẩm chén, đĩa, khay ăn... bằng mo cau. Sản phẩm của Mega Eco được bán với giá rất hợp lý. Một set 10 đĩa tròn chỉ có giá 24.000 đồng. Set 10 khay ăn cũng chỉ có giá 35.000 đồng. Sản phẩm có thể dễ dàng vệ sinh để tái sử dụng.

tp-42-9348.jpg
Sản phẩm được khử trùng bằng tia UV và đóng gói. Ảnh: Tiền phong

mo-cau.jpg
Khay, đĩa mo cau được dùng trên máy bay
tp-67-6794.jpg
Và xuất khẩu ra nước ngoài. Ảnh: Tiền phong

Sản phẩm từ mo cau của Mega Eco hiện đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Canada… Ở thị trường trong nước, sản phẩm đã được một hãng hàng không lựa chọn để phục vụ trên các chuyến bay. Với xu hướng ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường trên thế giới hiện nay, 90% sản lượng của doanh nghiệp này là xuất khẩu, mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.


(0) Bình luận
Bán mặt hàng chế biến từ phế phẩm giá rẻ bèo, thu hàng trăm triệu/tháng, Mỹ, Hàn Quốc cực ưa chuộng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO