Chỉ số kim loại nhôm hàng tháng (MMI) đã tăng 4,09% từ tháng 5 đến tháng 6 trong 2024, theo dữ liệu từ Metal Miner.
Vào tháng 5/2024, giá nhôm tăng 5,28%, đạt đỉnh vào ngày 29, và trở thành mức giá cao nhất kể từ tháng 6/2022 trước khi mất toàn bộ lợi nhuận trong 3 tuần đầu của tháng 6/2024.
Giá nhôm giảm ngay khi đồng giảm
Nhiều tháng trước, lo ngại về thiếu hụt đồng đã làm tăng mối quan tâm của thị trường đến các mặt hàng kim loại cơ bản, kéo giá tăng trong suốt ba tháng. Tuy nhiên, thị trường toàn cầu không ghi nhận tình trạng thiếu hụt đồng vào tháng 5, dẫu giá đồng đã đạt đến mức cao kỷ lục. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thậm chí cũng không có bất kỳ thay đổi nào đối với lãi suất và mức lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% mà Fed đặt ra.
Các nhà đầu tư dường như đã chú ý đến hiện trạng của thị trường kim loại vào cuối tháng 5, và làn sóng đầu cơ bắt đầu chấm dứt ngay khi giá đồng đạt đỉnh vào ngày 20/5. Trong khi đó, giá nhôm vẫn tiếp tục tăng sau 9 ngày và giảm gần 9% kể từ ngày đạt đỉnh, xuống mức thấp nhất hiện tại kể từ ngày 9/4 và hiện chưa có dấu hiệu chạm đáy.
Nguyên nhân được xác định là do các quỹ đầu tư tiếp tục tích lũy vị thế mua lớn, ảnh hưởng đáng kể đến giá của nhôm. Tuy nhiên, từ tháng 6, các nhà đầu tư triển khai kế hoạch bán tháo rút quỹ ra khỏi thị trường, dẫn đến xu hướng mua ròng liên tục giảm.
Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nhôm
Trung Quốc vẫn đẩy mạnh sản xuất nhôm, bất chấp chiều hướng giá giảm. Tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, các nhà máy luyện kim đã tái hoạt động mạnh mẽ sau những trận mưa lớn.
Sản lượng nhôm của Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong hai năm vào tháng 5, tăng 7.2% so với năm 2023, và dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm 330,000 tấn vào tháng 6. Đồng thời, thông tin về việc Trafigura, một tập đoàn kinh doanh dầu mỏ và hàng hóa, đã đổ hơn 400,000 tấn nhôm trên sàn LME, cho thấy tình trạng dư thừa nghiêm trọng của nhôm trên thị trường toàn cầu.
Trong khi giá nhôm giảm, Trung Quốc lại đang đối mặt với thách thức về lượng tiêu thụ nhôm tăng do suy thoái trong lĩnh vực bất động sản và dữ liệu sản xuất nhà máy không khả quan. Các nước phương Tây đang tăng cường các biện pháp bảo hộ chống lại khả năng sản xuất quá mức của Trung Quốc, gia tăng khó khăn cho các nhà sản xuất tại đây, bao gồm tăng thuế nhập khẩu đối với nhôm (từ 7.5% lên 25%) và xe điện - vốn yêu cầu lượng nhôm đáng kể (từ 25% lên 100%).
Điều này nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh bất công bằng từ các mặt hàng nhôm giá rẻ của Trung Quốc đối với các mặt hàng trong nước và quốc tế, bất chấp sự thật rằng tỷ lệ nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ đang tăng đáng kể song song với mức giá nhôm tăng trong những tháng gần đây.
Tham khảo: Oilprice