Một loại lừa đảo đó là nhắm tới lương hưu của người già và cố gắng moi hết sạch tiền của họ. Cho dù họ có thể sẽ hết tiền để chữa bệnh hay chi trả cuộc sống, chúng cũng không hề quan tâm.
100 người già đem tiền tiết kiệm đầu tư vào nghĩa trang
Vào tháng 4 năm 2022, hơn 100 người già ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc vì đầu tư mà mất sạch số tiền dưỡng già. Họ cùng đầu tư vào xây dựng 1 nghĩa trang tư nhận đã hơn 1 năm qua. Thời gian đầu mới góp vốn, họ được chia lợi tức rất đúng hạn. Nhưng từ tháng 1 năm 2022, đến ngày chia lợi tức thì đợi mãi không nhận được đồng nào. Các cụ thấy tình hình không ổn nên đã báo vụ việc lên cơ quan công an.
Ảnh minh họa
Cảnh sát nhanh chóng tìm ra những người phụ trách dự án đầu tư nghĩa trang là ông Trình và ông Lý. Họ kêu gọi rất nhiều người góp vốn xây dựn một nghĩa tran. Nhưng vì ở một nơi hẻo lánh, không truyền thông tốt nên quá trình bán và vận hành gặp khó khăn.
Trước hoàn cảnh đó, ông Trình nghĩ đến nhóm người già ở địa phương. Nghĩa trang lại là dự án chăm sóc người già mà những người bước vào tuổi về hưu rất quan tâm.
Vì vậy, hai người đã cho nhận viên đi tuyên truyền và tổ chức các sự kiện ở những nơi người già thường lui tới như chợ, siêu thị…để giới thiệu dự án. "Cổ tức cao và lãi suất cao" là khẩu hiệu chính được tuyên truyền. Chỉ cần có người quan tâm, ông Trình sẽ đến tận nhà để tự vấn dịch vụ, thổi phồng sự thật để lôi kéo tham gia, hứa hẹn "lãi suất hàng năm là 18% -30%".
Trước mức lãi suất cao gấp nhiều lần gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người già liền bị cám dỗ. Tâm lý của những người ở tuổi về hưu là không muốn dựa vào con cháu, muốn dùng tiền “đẻ” ra tiền để tự dưỡng già.
Họ nóng lòng đi rút tiền tiết kiệm, bán vâng dưỡng già để đi đầu tư. Thời gian đầu, hàng tháng họ đều nhận được lãi suất cao, đúng hẹn và dần dần đắm chìm trong “giấc mơ” màu hồng đó.
Chỉ trong 6 tháng, ông Trình đã nhận được hơn 6,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 22 tỉ VND) từ quỹ quyên góp từ 110 người cao tuổi. Số tiền lãi mà người già nhận được là một phần trong số tiền 6,5 triệu nhân dân tệ đó.
Ông Trình đã có thể tạm thời thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính trước mắt, nhưng doanh thu của nghĩa trang vẫn ảm đạm mà ông lại không có khả năng trả lãi.
Chuyện tốt đẹp thường không được lâu, chỉ trong nửa năm, số tiền lãi mà họ tưởng chắc chắn sẽ kiếm được đã mất sạch, ngay đến cả tiền gốc bỏ vào cũng không được hoàn trả lại.
Lúc đó nhóm người già mới nhận ra đã bị lừa.
Ảnh minh họa
Ngày 13 tháng 5 năm 2022, ông Trình và ông Lý bị cơ quan công an xử lý hình sự nhưng cũng chỉ thu hồi được một phần tiền đầu tư của những người già.
Những người già vốn dĩ chỉ muốn kiếm thêm một ít tiền lãi chứ không hề muốn tăng gánh nặng cho con cái. Nhưng họ không thể ngờ được rằng dù giá nghĩa trang không ngừng tăng cao nhưng khoản đầu tư của họ lại thất bại và không thu được gì.
Vì những kẻ lừa đảo hiểu được tâm lý lo lắng của những người cao tuổi về việc hưởng tuổi già nên chúng cố tình giăng bẫy tìm cách moi tiền của họ.
Đem tiền dưỡng già đầu tư vào viện dưỡng lão nhưng “vỡ mộng”
Năm 2018, nhiều người cao tuổi ở tỉnh Giang Tô đã đầu tư vào công ty "Hệ thống Ái Vạn" và mất cả tiền gốc.
Khi đó, pháp nhân của công ty này là ông Cao đã phát miễn phí gạo, mì, dầu, trứng, v.v. để thu hút người già, thúc đẩy mạnh mẽ ngành chăm sóc người già, thậm chí còn mời những người nổi tiếng quảng cáo cho công ty với giá cao.
Trong sáu năm, hơn 110.000 người đã đầu tư 13,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 45,6 nghìn tỷ VND), ông Cao hứa hẹn lợi nhuận hàng năm từ 8% đến 36%.
Ảnh minh họa
Thậm chí, ông Cao còn cho nhân viên tâng bốc: Đầu tư vào viện dưỡng lão, nếu ốm đau sẽ được bảo đảm chữa bệnh, không ốm đau vẫn có thể nhận tiền thuê. Một ông lão đã giấu con cái đầu tư một chiếc giường bệnh.
Sau khi ông lão lâm bệnh, ông không được hỗ trợ chi phí chữa trị, cũng không có giường bệnh, đến tiền cũng không hề trả lại một đồng nào…
Nhưng đằng sau những chiêu bài đầu tư dưỡng lão lại là sự vun vén tư lợi riêng, chi tiêu hoang phí của ông Cao. Khi vỡ nợ, ông đã bỏ trốn ra nước ngoài, để lại những người già ôm sự hối hận vô cùng.
Kết quả là từng đồng từng cắc mà những người già này dành dụm đều đã rơi vào tay bọn lừa đảo mà không có cách nào đòi lại tiền, khiến họ rơi vào bước đường cùng.
Hầu hết kẻ lừa đảo đều nhìn thấu tâm lý lo lắng, dễ mềm lòng của những người già mà dễ dàng nắm bắt điểm yếu của họ. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn đề phòng cảnh giác, nhắc nhở những người thân của mình không được nhẹ dạ cả tin, nhất là đối với những người đã cao tuổi.