Vinamilk "cứu" ngành FMCG trước cơn suy giảm 30%-40% của Sabeco và Vĩnh Hoàn

Tri Túc | 23:30 15/09/2023

Ngành sữa Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc giảm chi phí nguyên liệu trong 6 tháng cuối năm 2023. Trong số các loại hàng hóa, giá bột sữa nguyên liệu nhập khẩu đã giảm mạnh về mức trước đại dịch vào đầu tháng 8/2023

Vinamilk "cứu" ngành FMCG trước cơn suy giảm 30%-40% của Sabeco và Vĩnh Hoàn

Kết thúc nửa đầu năm 2023, doanh thu ngành FMCG tiếp tục giảm do môi trường kinh doanh đầy thách thức. Đặc biệt, quý đầu năm là quý giảm mạnh nhất do áp lực lạm phát gia tăng và hiệu ứng dự trữ trong năm 2022. Tuy nhiên, theo báo cáo của Kantar Worldpanel, niềm tin của người tiêu dùng đang quay trở lại kể từ quý 2/2023, thực tế kết quả có sự phục hồi.

Dù vậy, trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhấn mạnh rằng biên lợi nhuận gộp của một số công ty cải thiện là kết quả của việc tăng giá bán. Bởi, nguyên liệu giá thấp vẫn chưa được vào sử dụng trong nửa đầu năm.

“Các công ty FMCG đã mua một lượng lớn nguyên liệu trong giai đoạn 2021-2022 với mục đích phòng ngừa rủi ro của sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn đến tồn kho cao trong khoảng thời gian từ quý 3/2021 đến quý 2/2023. Do giá bán bình quân không thể tăng cao vì đặc thù của ngành FMCG nên sự cải thiện trong giá bán đầu ra vẫn không đủ bù đắp được sự gia tăng của chi phí đầu vào. Kết quả là, lợi nhuận ròng của các công ty FMCG vẫn giảm với tốc độ cao hơn doanh thu trong 6 tháng đầu năm”, báo cáo VDSC giải thích.

Nhìn chung, ngành hàng tiêu dùng có mức độ phục hồi còn khá chậm, đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi Sabeco (giảm đến 30%), Vĩnh Hoàn (giảm 48%). Ngược lại, riêng Vinamilk (VNM) đã duy trì tốc độ tăng trưởng 1 chữ số, tăng 6% so với cùng kỳ.

fmcg.png

Nguyên nhân theo giới phân tích, giá sữa bột nguyên liệu đầu vào giảm dẫn đến biên lợi nhuận gộp của Vinamilk được cải thiện. VDSC tin rằng việc cải thiện về chi phí sẽ thúc đẩy lợi nhuận ròng của VNM chuyển sang tăng trưởng dương trong năm 2023. 

Chưa kể, trong kỳ Công ty cũng tiến hành làm lại thương hiệu. Hình ảnh mới của Vinamilk, tập trung vào nhận thức về thương hiệu của họ, mang lại hy vọng rằng công ty đang lấy lại đà tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nhiều biến động.

Dự báo nửa cuối năm sẽ là giai đoạn tốt hơn cho tăng trưởng doanh thu của VNM nhờ vào điều kiện kinh doanh thuận lợi và hiệu quả của chiến lược bán hàng mới.

Trong đó, về ngành, ngành sữa Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc giảm chi phí nguyên liệu trong 6 tháng cuối năm 2023. Trong số các loại hàng hóa, giá bột sữa nguyên liệu nhập khẩu đã giảm mạnh về mức trước đại dịch vào đầu tháng 8/2023 (do nhu cầu yếu từ Trung Quốc). Giá ngô, lúa mì, đậu nành hoặc dầu cọ vẫn duy trì ở mức cao hơn so với mức trước đại dịch (do căng thẳng giữa Nga-Ukraine và hiện tượng El Nino).

Mặt khác, sữa cũng là ngành ghi nhận sự phục hồi của đơn đặt hàng xuất khẩu. Điều này được thúc đẩy bởi thị trường Iraq. Cùng hiệu quả của chiến lược bán hàng mới dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của VNM kể từ quý 3/2023. VDSC cũng tin rằng VNM sẽ giành lại được thị phần trong các quý tiếp theo khi họ đã chuẩn bị tốt cho sự tăng trưởng doanh thu trong thời gian tới.

screen-shot-2023-09-15-at-08.52.14.png
screen-shot-2023-09-15-at-09.07.48.png
screen-shot-2023-09-15-at-09.07.54.png

Sang quý 4/2023, doanh thu sẽ đạt mức tăng trưởng theo năm cao nhất so với các quý khác trong năm. Điều này là tiền đề cho khả năng phục hồi của tăng trưởng doanh thu trong năm 2024. Với giả định rằng VNM sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế của nguyên liệu giá thấp trong năm 2024 nhờ vào xu hướng giảm giá bột sữa toàn cầu, VDSC ước Công ty sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số vào năm 2024.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Vinamilk "cứu" ngành FMCG trước cơn suy giảm 30%-40% của Sabeco và Vĩnh Hoàn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO