TikTok Shop cùng bà con “bán hàng kể chuyện”: Hành trình đưa chất bản địa và câu chuyện văn hóa trong mỗi sản phẩm OCOP đến gần với người dùng

Nguyệt Lượng/ TK: Hải An | 08:50 30/12/2024

Tìm thấy cái khó của sản phẩm OCOP ở khâu đầu ra, nhưng TikTok Shop lại thấy tiếp cái khó ở năng lực TMĐT của bà con. Khó chồng khó, TikTok Shop vẫn kiên định với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp Việt chuyển mình. Nhìn lại hành trình “Tự hào hàng Việt”, ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ: “Dù trải qua nhiều khó khăn, hành trình này cũng cho chúng tôi thấy tiềm năng, sức bật, và khả năng thích ứng nhanh với thương mại điện tử của nhiều doanh nghiệp và tiểu thương trong nước”.

TikTok Shop cùng bà con “bán hàng kể chuyện”: Hành trình đưa chất bản địa và câu chuyện văn hóa trong mỗi sản phẩm OCOP đến gần với người dùng
tt-14.jpg

Năm 2023, TikTok Việt Nam đã ký kết hợp tác chiến lược với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - sự kiện đặt nền móng cho “Chợ phiên OCOP”, cơ duyên nào dẫn đến quyết định này?

“Chợ Phiên OCOP" là chương trình cộng đồng được TikTok Shop xây dựng trên nền tảng Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), góp phần tháo gỡ khó khăn thách thức trong phát triển, xây dựng thương hiệu và mở rộng đầu ra cho nông đặc sản địa phương ở khu vực nông thôn Việt Nam. Theo thời gian, chúng tôi nhận thấy sự hưởng ứng nhiệt tình của các doanh nghiệp, hợp tác xã và tiểu thương đối với OCOP.

Tuy nhiên, khi bắt tay vào triển khai “Chợ phiên OCOP”, chúng tôi hiểu rằng cái khó của bà con vẫn nằm ở khâu đầu ra. Bà con đã có sản phẩm tốt, nhưng các phương thức quảng bá thương hiệu và phân phối sản phẩm truyền thống lúc bấy giờ vẫn chưa đủ để tạo ra bước chuyển đột phá về nhận biết và tiêu thụ. Nói một cách khác, OCOP cần một cách tiếp cận mới, phù hợp và đột phá hơn để có thể chinh phục người tiêu dùng.

Đặc biệt, có một điều rõ ràng là chúng ta không thể bán sản phẩm OCOP như các loại hàng hoá thông thường, bởi giá trị của sản phẩm OCOP không chỉ nằm ở tinh hoa chất lượng mà còn ở chất bản địa và câu chuyện văn hoá được gói ghém trong mỗi sản phẩm.

tt-15.jpg

Không đơn thuần là một kênh tiêu thụ mới với một lượng lớn khách hàng tiềm năng, điểm đặc biệt khiến chỉ có TikTok Shop mới có thể trở thành đối tác chiến lược trên hành trình OCOP lúc bấy giờ chính là khả năng “bán hàng kể chuyện”. Ngày 28/2/2023, TikTok Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp đã ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao năng lực Chuyển đổi số cho chương trình OCOP quốc gia, chính thức đặt nền móng cho “Chợ phiên OCOP" như chúng ta đang thấy ngày hôm nay.

TikTok Shop nhìn nhận như thế nào về tiềm năng phát triển của các sản phẩm OCOP trong bối cảnh thương mại điện tử và các nền tảng trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến?


Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông Nghiệp từng chia sẻ: “TikTok Shop giúp người tiêu dùng hiểu hơn những tâm huyết của người bán và quá trình tạo ra sản phẩm để có niềm tin vào các mặt hàng truyền thống Việt Nam. Điều này không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững của riêng một xã, một huyện, tỉnh nào mà còn là của cả nền nông nghiệp Việt Nam”.

Chúng tôi tin rằng, TikTok Shop nói riêng và thương mại điện tử nói chung sẽ chắp cánh cho các sản phẩm OCOP. Và chúng ta đều đã chứng kiến “bước ngoặt” của OCOP kể từ sau sáng kiến “Chợ phiên OCOP”. Những video ngắn do các nhà sáng tạo nội dung chia sẻ, kể về câu chuyện vùng đất, con người và đặc sản OCOP không chỉ giúp sản phẩm OCOP trở nên sinh động, dễ tiếp cận với người dùng TikTok, mà còn tạo được sự kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng. Nhờ đó, hàng triệu người Việt đã chủ động lựa chọn các sản phẩm mang thương hiệu OCOP, góp phần nâng cao giá trị và tiềm năng phát triển của thương hiệu này.

tt-16.jpg

Trong quá trình hỗ trợ các sản phẩm OCOP, đâu là thách thức lớn nhất khi làm việc với các “hạt nhân” của sáng kiến - các nhà sản xuất nông thôn hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)?

Một thách thức lớn mà chúng tôi nhận thấy trên hành trình “Tự Hào Hàng Việt” là mức độ sẵn sàng của bà con tiểu thương và các doanh nghiệp truyền thống đối với các giải pháp thương mại điện tử.

Cơ hội mở rộng kinh doanh trên thương mại điện tử luôn đi kèm với những “thách thức” mới - đòi hỏi nhà bán hàng và doanh nghiệp chủ động mở rộng năng lực cốt lõi, không ngừng học hỏi và thích ứng với các công cụ công nghệ, kỹ thuật bán hàng mới, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc quản lý của nền tảng và nghĩa vụ với cơ quan quản lý nhà nước,... Tất cả những điều này đều cần nỗ lực và thời gian.

Vì vậy, bên cạnh các yếu tố truyền thống, TikTok Shop cùng các đối tác TSP và cộng đồng nhà sáng tạo nội dung đã và đang trên hành trình bồi đắp kỹ năng và thử nghiệm kinh doanh của các tiểu thương, doanh nghiệp truyền thống. Trong dài hạn, điều này sẽ trở thành nền móng cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và nhà bán địa phương trong nền kinh tế số.

Đặc biệt, đối với các nhà bán địa phương mới lên sàn, đâu là khó khăn lớn nhất của họ?


Một trong những lý do chính khiến nhiều nhà bán hàng lựa chọn TikTok Shop là khả năng thúc đẩy tăng trưởng nhờ sự kết hợp độc đáo giữa giải trí và thương mại, đặc biệt là qua hình thức bán hàng qua livestream.

Tuy nhiên, khi tham gia một nền tảng thương mại mà ở đó việc mua sắm trước hết phải là một trải nghiệm giải trí hấp dẫn, nhiều nhà bán hàng của chúng tôi đã sớm nhận ra mấu chốt thành công trên TikTok Shop - và cũng chính là một thách thức lớn - là Nội dung.

tt-17.jpg

Khi mới bắt đầu kinh doanh, rất nhiều nhà bán địa phương còn chưa có kinh nghiệm sáng tạo và sản xuất nội dung hấp dẫn, đều đặn. Để giải quyết vấn đề này, nhà bán hàng có thể phối hợp với các Affiliate Creator hoặc nhờ tới sự hỗ trợ của các đối tác quản lý mạng lưới nhà sáng tạo (MCN) của TikTok Shop. Song, để có thể phát triển lâu dài, nhà bán hàng cần không ngừng học hỏi và trau dồi các kỹ năng sản xuất nội dung hấp dẫn.

Dù trải qua nhiều khó khăn, hành trình này cũng cho chúng tôi thấy tiềm năng, sức bật, và khả năng thích ứng nhanh với thương mại điện từ của nhiều doanh nghiệp và tiểu thương trong nước. Với một số doanh nghiệp, thời gian đầu khi mới làm quen với livestream bán hàng, nhiều nhà bán kiên trì livestream đều đặn từ 4-8 tiếng/ngày dù chỉ có vài chục mắt xem. Họ tìm thấy niềm vui trong mỗi đơn hàng bán ra, mỗi lượt xem và tương tác, lấy đó làm động lực để tiếp tục thích nghi và sáng tạo.

Chính sự nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp địa phương đi cùng với sự hỗ trợ của nền tảng, hàng hóa địa phương, hàng Việt có cơ hội nâng cao sức hút và khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hàng hóa đa nguồn, tạo nền tảng vững chãi cho hàng Việt vươn xa.

tt-18.jpg

Có rất nhiều câu chuyện thành công từ các doanh nghiệp địa phương, từ những đơn vị mới gia nhập thị trường đến những doanh nghiệp có truyền thống lâu đời "lột xác" nhờ TikTok Shop. Có câu chuyện thành công nào đặc biệt khiến anh cảm thấy ấn tượng và có thể truyền cảm hứng cho các tiểu thương đang và sẽ ứng dụng nền tảng trực tuyến trong kinh doanh?

Những người nông dân Điện Biên kể với chúng tôi rằng, họ trồng 1 vụ miến dong thì cần 5 tháng để thu hoạch, sơ chế phải hoàn toàn bằng thủ công mất vài ngày mới có thể mang đến thành phẩm chất lượng. Điều họ mong muốn không phải là có thể bán ra ngay khi được mùa mà là giữ được hương vị nguyên bản của sợi miến dong khi đến tay khách hàng.

Và họ đã gặp may mắn khi nhờ có cặp vợ chồng trẻ, Hạng A Tú và Sùng Thị Bầu biết cách tận dụng sức mạnh từ TikTok Shop để quảng bá đặc sản của bản làng, giúp họ duy trì sinh kế. Hiện nay, nông đặc sản núi rừng Tây Bắc - Miến dong riềng Sùng Bầu đang thành công bán ra 100-200 đơn hàng mỗi ngày chỉ trong vòng một vài giờ livestream trên TikTok Shop.

Câu chuyện mang hương vị nguyên bản của sợi miến dong Tây Bắc thoát khỏi tình cảnh "nông sản được giá mất mùa, được mùa mất giá" của Sùng Bầu trong thời gian qua chính là một minh chứng cho những tác động tích cực mà TikTok Shop mang lại cho tiểu thương và các nhà bán hàng bản địa, giúp họ chuyển mình bứt phá và đến gần với người tiêu dùng hơn.

tt-19.jpg

Sáng kiến “Tự hào Hàng Việt” đã tiếp cận hơn 10.000 nhà bán hàng trong nước, đi qua 41 tỉnh/thành phố, vậy mục tiêu tiếp cận tiếp theo của TikTok Shop là gì?

Hành trình của chúng tôi còn rất dài.

TikTok Shop sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng sáng kiến Tự Hào Hàng Việt trong dài hạn, hướng tới phối hợp sâu sắc hơn với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội, và các lực lượng khác nhau trong xã hội nhằm hỗ trợ cho nhiều tiểu thương, doanh nghiệp địa phương hơn nữa, góp phần phát triển thị trường nội địa.

Bên cạnh hướng tiếp cận theo chiều ngang - vị trí địa lý, TikTok Shop đặt mục tiêu phát triển chương trình đào tạo và nuôi dưỡng cộng đồng doanh nghiệp theo chiều dọc, theo từng ngành hàng để mang tới những hỗ trợ chuyên sâu, đặc thù cho các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau, đặc biệt là những lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam như dệt may, thực phẩm, đồ gia dụng.

TikTok Shop cũng đang triển khai các sáng kiến mới như GreenUP nhằm đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tiêu dùng xanh, khuyến khích người tiêu dùng Việt tin tưởng lựa chọn sản phẩm từ các doanh nghiệp, nhà bán hàng Việt Nam đạt chứng nhận trong nước và quốc tế về quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, sản phẩm eco-green, là minh chứng tiêu biểu cho định hướng phát triển bền vững.

Bài: Nguyệt Lượng

Thiết kế: Hải An


(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng yêu cầu triệt để loại bỏ tư duy “không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm”
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm, cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì phải tạo không gian cho sáng tạo, cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm.
TikTok Shop cùng bà con “bán hàng kể chuyện”: Hành trình đưa chất bản địa và câu chuyện văn hóa trong mỗi sản phẩm OCOP đến gần với người dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO