Sáng tài khoản phát sinh 100 giao dịch lạ, trưa có thêm 200 giao dịch bất thường, báo ngân hàng nhưng bị phớt lờ, chiều bất lực nhìn số dư về 0

Minh Tiến | 16:11 04/12/2024

Sáng tài khoản ngân hàng phát sinh giao dịch lạ, đến chiều số dư chỉ còn 0, thủ đoạn lừa đảo tinh vi xuất hiện.

Sáng tài khoản phát sinh 100 giao dịch lạ, trưa có thêm 200 giao dịch bất thường, báo ngân hàng nhưng bị phớt lờ, chiều bất lực nhìn số dư về 0

Năm 2020, tại một nhà hàng ở Quảng Châu, Trung Quốc, ông Trịnh - một doanh nhân thành đạt - đang vui vẻ tiếp đãi khách hàng. Trong không khí trò chuyện thoải mái, ông Trịnh chỉ liếc qua điện thoại vài lần khi thấy nó rung lên liên tục, nhưng không nhận thấy tin nhắn hay cuộc gọi bất thường.

Sau đó, ông kiểm tra lại điện thoại và phát hiện hơn 100 tin nhắn thông báo trừ tiền. Điều đáng nói là mỗi giao dịch đều trên 10.000 NDT. Ban đầu, ông nghĩ đây là tin nhắn lừa đảo thường thấy, nhưng số lượng tin nhắn quá lớn khiến ông sinh nghi. Đến buổi trưa, ông lại tiếp tục phát hiện hơn 200 tin nhắn thông báo trừ tiền.

Khi so sánh thông tin trong tin nhắn với số dư tài khoản và số đuôi thẻ, ông bàng hoàng nhận ra tài khoản của mình đã thực sự bị trừ tiền. Theo đó, số tiền ông vừa gửi vào buổi sáng – 4 triệu NDT (tương đương gần 14 tỷ đồng) – gần như đã "bốc hơi".

Hoảng loạn, ông Trịnh gọi điện đến ngân hàng để yêu cầu xử lý. Ông gọi đến tổng đài ngân hàng nhưng chỉ nhận được lời khuyên rằng nên đóng băng tài khoản và hệ thống ngân hàng vẫn đang hoạt động bình thường. Đồng thời, ông cũng được yêu cầu tự quyết định, nhưng lo ngại việc khóa tài khoản có thể gây khó khăn cho quá trình điều tra, ông do dự.

Đền chiều, ông lại nhận thêm nhiều tin nhắn trừ tiền, ông buộc phải đến ngân hàng yêu cầu nhân viên ngân hàng xử lý. Đáng tiếc, thời gian xử lý kéo dài khiến số dư tài khoản của ông đã về 0.

Tại quầy giao dịch, ông chỉ đứng lặng, không thực hiện bất kỳ thao tác nào. Thấy vậy, nhân viên ngân hàng lập tức đề nghị đóng băng tài khoản ngay, nhưng ông Trịnh từ chối. Ông tin rằng, vì nhân viên ngân hàng đã chứng kiến sự việc, họ chắc chắn sẽ chịu trách nhiệm và bù đắp tổn thất cho ông. Ông nghĩ rất có thể đây chỉ là lỗi hệ thốn và sau khi được sửa chữa, số tiền sẽ được khôi phục.

Tuy nhiên, chờ mãi không thấy phản hồi từ ngân hàng, ông bắt đầu hoảng sợ khi nhận ra họ không có biện pháp nào để xử lý tổn thất. Lúc này, ông Trịnh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trình báo cảnh sát.

Dưới sự chứng kiến của cảnh sát, ngân hàng tra cứu giao dịch và phát hiện số tiền đã được rút thông qua hơn 350 lần giao dịch, mỗi lần 10.000 NDT hoặc 20.000 NDT, bằng hình thức ủy nhiệm chi. Do đó, ngân hàng cho rằng, ông Trịnh đã vô tình cấp quyền ủy nhiệm chi cho một công ty đăng ký tại Thượng Hải. Tuy nhiên, khi cảnh sát điều tra, công ty này đã ngừng hoạt động nhiều năm trước.

Ông Trịnh khẳng định chưa từng giao dịch với công ty này và yêu cầu ngân hàng chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ngân hàng phản bác, cho rằng họ chỉ thực hiện giao dịch theo hệ thống và không can thiệp vào các ủy quyền của khách hàng.

Cảnh sát sau đó phát hiện số tiền được chuyển từ tài khoản công ty tại Thượng Hải sang một ngân hàng ở tỉnh khác. Tài khoản nhận tiền đã bị đóng băng để phục vụ điều tra.

Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện ra rằng, ông Trịnh đã từng thàm gia hội nhóm đầu tư online trên mạng, vô tình đã truy cập vào tin nhắn có chứa mã độc. Thậm chí, ông Trịnh còn vô tình để lộ thông tin sinh trắc học bằng khuôn mặt của mình khi đăng nhập vào app đầu tư online giả mạo .

Ông Trịnh cho biết, điện thoại của mình có có dấu hiệu bất thường như tốn pin hơn bình thường, máy chạy chậm hơn nhưng ông không nghĩ là điện thoại của mình đã dính mã độc.

Qua câu chuyện này, cảnh sát khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức bảo mật thông tin cá nhân, thường xuyên kiểm tra giao dịch tài khoản và ngay lập tức báo cơ quan chức năng khi phát hiện bất thường.


(0) Bình luận
Sáng tài khoản phát sinh 100 giao dịch lạ, trưa có thêm 200 giao dịch bất thường, báo ngân hàng nhưng bị phớt lờ, chiều bất lực nhìn số dư về 0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO