Ông lão U70 gửi tiết kiệm 1,4 tỷ đồng, 2 năm sau rút tiền thì "tài khoản chưa từng tồn tại": Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn lừa đảo, đút túi riêng 68 tỷ đồng của nhân viên ngân hàng

Lưu Ly | 10:46 05/12/2023

Một nhân viên ngân hàng đã bí mật sử dụng hóa đơn và con dấu chuyên biệt của ngân hàng để lừa gạt số tiền tiết kiệm của một người đàn ông 70 tuổi. Liệu ngân hàng có phải chịu trách nhiệm?

Ông lão U70 gửi tiết kiệm 1,4 tỷ đồng, 2 năm sau rút tiền thì "tài khoản chưa từng tồn tại":  Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn lừa đảo, đút túi riêng 68 tỷ đồng của nhân viên ngân hàng

Giấc mơ hưu trí tan vỡ

Vào cuối năm 2015, khách hàng Vương Vũ Văn đã nộp 150.000 nhân dân tệ (khoảng 513 triệu đồng) vào tài khoản của ngân hàng địa phương Cát Lâm, Trung Quốc. Sau khi giao dịch hoàn tất, ông lão đã nhận được hóa đơn từ máy in như thường lệ, ông lão lòng thầm vui mừng vì dành dụm được của ăn của để, không phải lo tương lai bệnh tật không có tiền chữa trị.

Nhận thấy mức lãi suất tại ngân hàng đang khá hấp dẫn, một tháng sau ông lão gửi thêm 280.000 nhân dân tệ (khoảng 958 triệu đồng) vào tài khoản tiết kiệm theo cách tương tự. Cuốn sổ tiết kiệm của ông có thời hạn 2 năm.

Đến hạn rút tiền, ông Vương phấn khởi đến ngân hàng mà không biết rằng một sự thật ngỡ ngàng đang chờ đợi ông. Khi đọc số tài khoản để nhân viên kiểm tra, họ nói với ông rằng không có khoản tiền nào được gửi đứng tên ông. Vương Vũ Văn liền lấy trong túi ra sổ tiết kiệm với những tờ hóa đơn với dấu đỏ in ngay ngắn, lúc này ông mới phát hiện ra rằng 430.000 nhân dân tệ (khoảng 1,4 tỷ VNĐ) vẫn chưa từng được gửi vào Ngân hàng địa phương Cát Lâm.

Ảnh minh họa

Vạch trần thủ đoạn tinh vi của nhân viên ngân hàng

So sánh với mẫu hóa đơn chính thức từ ngân hàng, hóa đơn và sổ tiết kiệm ông đang sở hữu đều đã bị làm giả. Số tiền tiết kiệm của ông Vương đã vào túi cá nhân của nhân viên giao dịch từ lâu và anh ta mới xin thôi việc tại ngân hàng vài tháng trước.

Nhân viên này chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý con dấu của ngân hàng. Không sợ hãi trước pháp luật, anh ta ngang nhiên làm giả con dấu ngân hàng để đóng dấu cho các sổ tiết kiệm, từ đó tiền gửi của người dân coi như chưa từng gửi vào ngân hàng và hiển nhiên vào túi anh ta. Hành vi sai phạm này đã kéo dài vài năm, anh ta nhắm vào những khoản tiết kiệm dài hạn để không bị phát hiện.

Ảnh minh họa

Ông lão chân tay bủn rủn, ngồi sụp xuống đất mà ôm mặt. Các nhân viên và bảo vệ nhanh chóng chạy lại đỡ ông và báo cảnh sát.

Sau đó, ông đã đã kiện Chi nhánh Ngân hàng Cát Lâm ra tòa vào ngày 27/9/2019, yêu cầu các bị cáo phải trả cả gốc lẫn lãi.

Theo phiên tòa điều tra, nhân viên ngân hàng này đã lừa đảo nhiều khách hàng và chiếm đoạt tổng cộng 5,315 triệu nhân dân tệ (hơn 18 tỷ đồng) từ các nạn nhân. Hành vi của anh ta cấu thành tội lừa đảo gây quỹ và bị xử lý hình sự phải nộp phạt 200.000 nhân dân tệ (khoảng 684 triệu đồng) và số tiền hơn 18 tỷ đồng đã được thu hồi và trả lại cho nạn nhân.

Vương Vũ Văn không hài lòng với bản án sơ thẩm nên đã nộp đơn xin tòa xét xử lại. Vào ngày 25 tháng 1 năm 2021, tòa án đã tổ chức xét xử công khai vụ án. Tòa tái thẩm cho rằng công ty bưu chính đã không quản lý đúng đắn việc sử dụng hóa đơn và con dấu, dẫn đến việc đối phương có hành vi trái pháp luật và phạm tội. Bộ phận quản lý ngân hàng đã có lỗi lớn trong vấn đề này, đồng thời đặt câu hỏi về tính xác thực và tính đầy đủ của các giấy tờ xác nhận liên quan đến việc mở tài khoản của người gửi tiền.

Tòa án phán quyết căn cứ vào mức độ sai phạm của các bên, Ngân hàng phải chịu 70% trách nhiệm, bản thân Vương Vũ Văn phải chịu 30% trách nhiệm. Tòa án đã tuyên phạt Chi nhánh ngân hàng Cát Lâm phải cùng bồi thường cho Vương Vũ Văn khoản thiệt hại kinh tế ông phải chịu và tiền lãi tương ứng.

Theo  Toutiao


(0) Bình luận
Ông lão U70 gửi tiết kiệm 1,4 tỷ đồng, 2 năm sau rút tiền thì "tài khoản chưa từng tồn tại": Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn lừa đảo, đút túi riêng 68 tỷ đồng của nhân viên ngân hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO