Kỷ Nghị sinh năm 1992 tại huyện Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Từ nhỏ, cô gái này đã niềm tự hào của bố mẹ, ngoan ngoãn và có thành tích học tập thuộc top đầu.
Vào tháng 3/2017, chính quyền địa phương thông báo tuyển dụng công chức. Ngay khi nhận được thông tin, Kỷ Nghị lập tức làm hồ sơ và chuẩn bị cho kỳ thi một cách cẩn thận.
Không ngoài dự đoán, cô gái này đỗ công chức với điểm số xuất sắc. Vào tháng 9/2017, Kỷ Nghị được nhận vào làm kế toán tại phòng Tài chính của bệnh viện trong tỉnh.
Luôn chủ động và hoàn thành công việc kịp tiến độ, cô nhận được sự tín nhiệm của lãnh đạo cùng sự tin yêu của đồng nghiệp. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng cô gái này lương thiện và tốt bụng. Song thực tế mọi chuyện không phải như vậy. Cô cái có vẻ ngoài hiền lành đã mắc nợ rất nhiều trước khi gia nhập công ty.
Trong khi Kỷ Nghị đang lo lắng về việc lấy tiền đâu để thanh toán những khoản nợ thì trưởng phòng Tài chính và nhân viên thu ngân của bệnh viện đều nghỉ phép do sinh em bé. Chỉ còn lại nữ kế toán này vẫn làm việc bình thường.
Một nhân viên thu ngân mới cũng được tuyển dụng để hỗ trợ công việc. Tuy nhiên, người này không có nhiều kiến thức về tài chính. Trưởng phòng đã nhờ Kỷ Nghị đồng hành cùng để hỗ trợ. Mọi thông tin mật khẩu đăng nhập các tài khoản mà trưởng phòng cung cấp cho cô gái mới đến này thì Kỷ Nghị cũng được biết. Từ đây, cô nắm bắt cơ hội, bắt đầu thực hiện kế hoạch biển thủ công quỹ.
Hành vi này của cô kéo dài trong khoảng 9 tháng. Theo Sohu, thông thường chỉ đến cuối quý phải tổng kết sổ sách, nhân viên phòng tài chính mới phải làm việc ngày cuối tuần. Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ 9/2018 đến tháng 6/2019, tuần nào người phụ nữ này cũng đến cơ quan. Nhiều lần bảo vệ hỏi lý do, cô chỉ cười không nói gì. Tuy nhiên, hành vi sai trái không thể giữ kín mãi.
Sau thời gian nghỉ thai sản, Chế Lăng, vị trưởng phòng trở lại cơ quan làm việc. Cô phát hiện hồ sơ chuyển tiền của bệnh viện có vấn đề. Thời gian chuyển tiền từ tài khoản của bệnh viện toàn diễn ra vào những ngày cuối tuần. Thông thường, mọi giao dịch chỉ được xử lý vào giờ hành chính. Việc tài khoản của bệnh viện bị trừ tiền vào những ngày này là điều khó hiểu.
Từ đây, cô cẩn thận kiểm tra những khoản tiền được chuyển đến đâu. Điều khiến nữ trường phòng này không ngờ rằng là mọi khoản tiền đều được chuyển vào tài khoản ngân hàng có tên Kỷ Nghị. Lập tức, Chế Lăng đã liên hệ với đồng nghiệp của mình để tìm lời giải thích. Tuy nhiên, trong điện thoại, nữ nhân viên này liên tục nói không biết.
Việc biển thủ công quỹ của bệnh viện là vấn đề nghiêm trọng nên Chế Lăng đã báo cáo với cảnh sát Trung Quốc. Qua khoảng 2 ngày kiểm tra kỹ lưỡng, họ phát hiện số tiền mà Kỷ Nghị chiếm đoạt lên đến 5,4 triệu NDT (khoảng 18,4 tỷ đồng) với 154 lần chuyển khoản.
Ngay lập tức, cảnh sát ra lệnh bắt giữ người phụ nữ này. Bị bắt tại nơi ở của mình, người phụ nữ này rất bình tĩnh, không có chút phản kháng. Dường như biết trước sẽ có ngày bị phát hiện, cô khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình.
Sau khi bị bắt, các cảnh sát viên đã điều tra chi tiết về tài sản đứng tên Kỷ Nghị. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là cô không những không có bất kỳ bất động sản nào đứng tên mình mà ngay cả ô tô cũng chẳng có. Trong nhà cô cũng không có bất kỳ món đồ xa xỉ nào.
Qua điều tra thói quen sinh hoạt, họ phát hiện hiện người phụ nữ này không dính líu đến những trò đỏ đen. Tuy nhiên, do thói quen tiêu dùng cao hơn mức lương, cô vay nợ thẻ tín dụng và các nền tảng cho vay lãi suất cao. Khi số tiền quá lớn và không thể vay mượn được nữa, cô đã nghĩ đến việc sử dụng trái phép tiền của bệnh viện để trả nợ và chi tiêu.
Vào ngày 22/4/2020, Toà án đã tổ chức xét xử công khai vụ việc của Kỷ Nghị. Cô bị kết án 11 năm tù và phạt 600.000 NDT. Đồng thời, cô phải hoàn trả bệnh viện số tiền đã đánh cắp.
Theo Sohu