Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý nhất trong tuần 22-26/5:
1/ Hàng loạt dữ liệu quan trọng ở Mỹ
Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ cho phép các nhà đầu tư xác định việc liệu Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất như nhiều người ở Phố Wall mong đợi hay không.
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng Tư, được Fed theo dõi chặt chẽ, sẽ được công bố vào thứ Sáu (26/5).
Chỉ số này đã tăng 0,1% trong tháng Ba. Đó là mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 7 và nếu chỉ số giá tiêu dùng chậm lại trong tháng Tư xuống dưới 5% (so với cùng kỳ năm trước), thị trường có thể tăng hy vọng rằng thời điểm lãi suất Mỹ đạt đỉnh sắp tới.
Biên bản từ cuộc họp mới nhất của Fed, sẽ được công bố vào thứ Tư (24/5), có thể cung cấp thêm manh mối về việc liệu việc Fed sắp tạm dừng tăng lãi suất chưa?
Ngoài ra, các thị trường cũng lo ngại về hạn chót, ngày 1 tháng 6, khi chính phủ liên bang Mỹ có thể không trả được một số khoản nợ trừ khi trần nợ của quốc gia được dỡ bỏ. Có một số dấu hiệu tích cực về một thỏa thuận, nhưng bất kỳ sự cố nào cho thấy một thỏa thuận vẫn nằm ngoài tầm với đều sẽ có thể ảnh hưởng đến thị trường.
Áp lực giá tiêu dùng ở Mỹ đang giảm nhưng vẫn rất cao.2/ Loạt dữ liệu từ Trung Quốc đến Nhật Bản và New Zealand
Cái nhìn của thị trường đối với Trung Quốc không thay đổi, nơi kết quả tiêu dùng mờ nhạt làm lu mờ quá trình hồi phục ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau đại dịch, vốn được cho là sẽ bù đắp cho sự suy thoái của Mỹ và Châu Âu.
Đồng nhân dân tệ đã lao xuống mức thấp nhất 5,5 tháng và Chỉ số bất ngờ kinh tế (economic surprise index) của Citi về Trung Quốc ở mức thấp nhất kể từ tháng Giêng. Kỳ vọng về việc Chính phủ Trung Quốc sẽ kích thích - tiền tệ, tài chính hoặc cả hai - đang tăng lên. Điều đó sẽ được thể hiện vào thứ Hai (22/5), khi ngân hàng trung ương Trung Quốc ấn định lãi suất cho vay cơ bản.
Số liệu giá tiêu dùng của Tokyo, công bố vào thứ Sáu (26/5), đang là tâm điểm chú ý của những người theo dõi Ngân hàng Nhật Bản. Các nhà giao dịch gần như đã từ bỏ kỳ vọng vào việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ thay đổi chính sách vào tháng Sáu theo xu hướng thắt chặt hơn.
Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ New Zealand sẽ họp vào thứ Tư (24/5) với kỳ vọng gia tăng về việc lãi suất sẽ tăng nửa điểm sau khi ngân sách mở rộng hơn dự kiến.
Chỉ số bất ngờ kinh tế của Trung Quốc.3/ Chỉ số PMI Mỹ và Châu Âu thu hút sự quan tâm đặc biệt
Đối với cổ phiếu, dữ liệu tốt có thể là tin xấu.
Chỉ số tổng hợp các nhà quản lý mua hàng (PMI) tại Mỹ của S&P Global, được coi là thước đo các điều kiện kinh doanh, đã tăng trong 5 tháng liền. Nếu sự cải thiện tiếp tục trong cuộc khảo sát tiếp theo, vào ngày 23 tháng 5 cùng với các PMI trên toàn cầu, thì điều đó có thể gây thất vọng cho các nhà đầu tư, những người đã theo đuổi việc định giá cổ phiếu tăng lên vì họ dự đoán sẽ xảy ra một cuộc suy thoái.
Các cổ phiếu công nghệ lớn thống trị các chỉ số của Mỹ có thể hoạt động tốt khi nền kinh tế suy yếu, vì điều đó khuyến khích đặt cược rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất, thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản rủi ro.
Đối với châu Âu, bức tranh kinh tế có cả mảng sáng và mảng tối. PMI tốt hơn mong đợi có thể có lợi cho cho chứng khoán khu vực. Tuy nhiên, chỉ số Stoxx Europe 600, tăng 10% trong năm nay, cũng được hỗ trợ bởi lo ngại về suy thoái kinh tế ở Mỹ khiến các nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư sang châu Âu.
Hoạt động kinh doanh toàn cầu tháng Tư mạnh mẽ, có duy trì sang tháng Năm?4/ Đồng bảng Anh có duy trì được sức nóng?
Đồng bảng Anh là đồng tiền chủ chốt hoạt động tốt nhất so với đồng đô la từ đầu năm đến nay, một phần nhờ vào kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất hơn nữa từ mức 4,5% hiện tại.
Tuy nhiên, xu hướng này có thể mất đà nếu dữ liệu lạm phát tháng Tư, sẽ côngbố vào thứ 4 (24/5) cho thấy mức tăng giá đang ở mức vừa phải.
Lạm phát của Anh trong tháng Ba là 10,1%, cao nhất ở Tây Âu. Nhưng kể từ đó đã xuất hiện một số dấu hiệu làm dịu lạm phát trên thị trường việc làm, với tỷ lệ thất nghiệp của Anh tăng lên 3,9%. Và trong khi tăng trưởng tiền lương hàng năm giữ ở mức 5,8% trong tháng Ba, thì số lượng người chuyển việc lại tiếp tục giảm.
Một số nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng tiền lương sẽ suy yếu trong thời gian tới, cho thấy lãi suất của Vương quốc Anh có thể đã đạt đỉnh - và sức mạnh của đồng bảng Anh cũng tương tự, tức là sắp đảo chiều đi xuống.
Biến động tỷ giá các tiền tệ chủ chốt so với USD.5/ Bầu cử ở Hy Lạp
Theo sát nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, người dân Hy Lạp bầu cử vào Chủ nhật (21/5). Đảng Dân chủ Mới của Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng cuộc bầu cử có thể không đem lại người chiến thắng hoàn toàn do hệ thống bỏ phiếu mới.
Mặc dù có khả năng Hy Lạp sẽ thành lập chính phủ liên minh hoặc cuộc bỏ phiếu lần thứ hai vào tháng 7, nhưng ông Mitsotakis hy vọng sẽ giành được nhiệm kỳ thứ hai để tiếp tục cải cách và thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa. Thị trường lạc quan; cổ phiếu và trái phiếu của Hy Lạp nhờ đó tăng mạnh.
Nhiều người ca ngợi cuộc bầu cử là bước cuối cùng để Hy Lạp lấy lại xếp hạng tín dụng ở cấp độ hấp dẫn đầu tư, hơn một thập kỷ sau khi họ bị hạ cấp xuống mức rác.
Đảng Syriza của cựu Thủ tướng Alexis Tsipras, từng xung đột với các chủ nợ của Hy Lạp và sau đó ôn hòa, đang đứng thứ hai trong cuộc bỏ phiếu. Syriza hứa hẹn những khoản chi tiêu lớn, bao gồm tăng lương, đảo ngược cải cách thị trường lao động và quốc hữu hóa các tiện ích và một ngân hàng lớn - những chính sách sẽ làm thị trường lo lắng.
Chỉ số chứng khoán tổng hợp của Hy Lạp tăng vượt trội.Tham khảo: Refinitiv