Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.150 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.100 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá cám khô ở mức 7.700 đồng/kg, giá tấm ở mức 9.000 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, nếp An Giang tươi đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 5.900 – 6.300 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 8.000 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 6.700 – 6.800 đồng/kg; nếp tươi Long An 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg.
Lúa OM 5451 dao động quanh mốc 6.400 – 6.600 đồng/kg; nàng hoa 9 6.800 – 7.100 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Các doanh nghiệp cho biết, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào thu hoạch rộ vụ Đông Xuân 2023, thị trường lúa gạo không có biến động, thương lái hỏi mua nhiều.
Trên thị trường thế giới, giá gạo 5% tấm đang ở mức 448 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 428 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đã khởi sắc trở lại kể từ đầu năm nay sau khi nước này tái mở cửa nền kinh tế sau gần 3 năm đóng cửa chống dịch. Còn với Indonesia, từ cuối năm ngoái Chính quyền của Tổng thống Joko Widodo đã đẩy mạnh các hoạt động nhập khẩu gạo để tăng cường kho dự trữ quốc gia.
Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo sang Đài Loan tăng tới 4,8 lần; các thị trường tại EU như Hà Lan, Bỉ, Ba Lan cũng tăng lần lượt 85%, 211%, 282%. Ngược lại, sự sụt giảm được ghi nhận ở Bờ Biển Ngà, Malaysia, Hong Kong, Ghana và UAE...