Nhiều yếu tố tích cực cho chứng khoán Việt Nam trong dài hạn

Hạ Anh | 18:39 06/11/2022

Đội ngũ phân tích VDSC kỳ vọng một số yếu tố dưới đây sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán trong dài hạn.

Nhiều yếu tố tích cực cho chứng khoán Việt Nam trong dài hạn

Trong Báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo thị trường khó cân bằng trong ngắn hạn khi những yếu tố rủi ro vẫn chưa được tháo gỡ. Tuy nhiên, việc định giá của VN-Index giảm về mức thấp trong nhiều năm là cơ hội hấp dẫn để mua và nắm giữ dài hạn. 

Đội ngũ phân tích VDSC kỳ vọng một số yếu tố dưới đây sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán trong dài hạn.

Thứ nhất, áp lực tăng lãi suất Fed kỳ vọng giảm trong giai đoạn sắp tới 

Theo số liệu giao dịch hợp đồng tương lai, tốc độ tăng lãi suất Fed đã có xu hướng hạ nhiệt từ nửa cuối tháng 10 sau đà tăng nhanh nhiều tháng trước đó. Lãi suất chạm mức 5,1% tại ngày 21/10, sau đó có xu hướng đi ngang ở mức 4,8%-4,9% cho đến nay. 

anh-chup-man-hinh-2022-11-06-luc-10.40.39.png

Nếu lãi suất Fed tiếp tục được thị trường kỳ vọng giữ ở mức này trong thời gian tới, điều này sẽ khiến giảm áp lực rút ròng đồng USD tại các quốc gia, từ đó sẽ giảm áp lực lên tỷ giá và lãi suất. 

Thứ hai, các thông tin về khả năng mở cửa nền kinh tế Trung Quốc

Theo VDSC, nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp sẽ khả quan hơn trong những năm tới, từ đó tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

Thứ ba, các chỉ số vĩ mô của Việt Nam tích cực

Theo đó, chỉ số PMI tháng 10 ghi nhận ở mức 50,6 điểm, giảm 1,9 điểm so với tháng 09. Nguyên nhân theo khảo sát đến từ việc giảm các đơn hàng. Tăng trưởng GDP cả năm đạt mục tiêu và lạm phát trong tầm kiểm soát. VDSC dự báo tăng trưởng GDP quý 4 vào khoảng 6,3-6,7%, tăng trưởng GDP cả năm 2022 ước khoảng 8,1-8,2%. Lạm phát chung cả năm 2022 ước khoảng 3,6-3,8%, thấp hơn so với mục tiêu 4% của Chính phủ. 

Bên cạnh những thông tin hỗ trợ, nhà đầu tư vẫn cần lưu ý một số yếu tố có thể tác động đến thị trường trong ngắn hạn. Đơn cử như các vấn đề về trái phiếu doanh nghiệp và thanh khoản thị trường.

VDSC cho rằng dù giá trị TPDN được mua lại có xu hướng tăng từ tháng 6/2022 trở lại đây,song áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2023 vẫn còn khá lớn. Tổng giá trị đáo hạn năm 2023 ước tính ở mức 350 ngàn tỷ, tương đương gần bằng 1⁄4 dư nợ tăng thêm của hệ thống ngân hàng năm 2022 (giả định tăng trưởng tính dụng năm 2022: 14%). 

anh-chup-man-hinh-2022-11-06-luc-10.41.01.png

Mặc dù, trong số trái phiếu đáo hạn có khoảng 30% giá trị từ nhóm ngành ngân hàng khả năng cao vẫn có thể tái phát hành, song tỷ lệ hấp thụ sẽ bị hạn chế trong bối cảnh lãi suất cao và thanh khoản yếu đang diễn ra trong hệ thống. 

Đặc biệt, dù NHNN và các ban ngành liên quan đã có những động thái hỗ trợ thị trường về mặt thanh khoản và tâm lý, song điều này vẫn chưa đủ lớn để khơi thông dòng vốn trên thị trường.

Mặt khác, một yếu tố nữa nhà đầu tư cần chú ý là dự báo tăng trưởng các doanh nghiệp theo dõi có thể sẽ kém khả quan hơn trong quý 4/2022. Điều này sẽ khiến thị trường cũng chưa tạo nhiều động lực cho thị trường trong ngắn hạn. 

Theo đó, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế quý 4 của các doanh nghiệp VDSC theo dõi dự báo sẽ có xu hướng giảm tốc so với mức tăng trưởng quý 3/2022.

anh-chup-man-hinh-2022-11-06-luc-10.41.27.png

Cụ thể, VDSC dự báo các nhóm ngành dầu khí, ngân hàng, y tế, công nghệ và khu công nghiệp sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong quý 4/2022 so với cùng kỳ 2021. Ở chiều ngược lại, các ngành tài chính, vật liệu cơ bản, logistics dự báo sẽ suy giảm lợi nhuận so với cùng kỳ. 

 


(0) Bình luận
Nhiều yếu tố tích cực cho chứng khoán Việt Nam trong dài hạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO