Người đàn ông dùng 1 sợi dây thép "cưa" khúc gỗ lạ, cả hiện trường “náo loạn” khiến cảnh sát ập đến: Báu vật tiền tỷ xuất hiện, được giao nộp cho nhà nước

Ánh Lê | 15:25 01/10/2023

Vị giám đốc nhà máy dùng sợi dây thép để tiến hành “cắt lát” trên bề mặt khúc một khúc gỗ, phát hiện báu vật vô cùng quý giá.

Người đàn ông dùng 1 sợi dây thép "cưa" khúc gỗ lạ, cả hiện trường “náo loạn” khiến cảnh sát ập đến: Báu vật tiền tỷ xuất hiện, được giao nộp cho nhà nước

Năm 2016, một giám đốc ở Tứ Xuyên, Trung Quốc khi cùng nhóm nhân viên của mình thu thập nguyên liệu cho nhà máy đã gặp phải một sự việc kỳ lạ. Theo trang Kknews.cc, họ đào được một khúc gỗ cacbon hóa có hình dáng giống con người. Việc này khiến nhiều người dân ở xung quanh tò mò kéo đến xem.

 Là một người giàu kinh nghiệm trong ngành nội thất gỗ, giám đốc nhà máy nhận thấy khúc gỗ này có điểm bất thường nên đã đặc biệt xin người dân địa phương một sợi dây thép mỏng. Sau đó, ông dùng sợi dây thép đó để tiến hành “cắt lát” trên bề mặt khúc gỗ để tránh tổn hại đến phần thịt gỗ bên trong.

Sau khi một phần lớp vỏ ngoài xù xì của khúc gỗ được loại bỏ, giám đốc nhà máy đã hét lên khi thấy ánh vàng xuất hiện trên thân gỗ. Mọi người xung quanh cũng chỉ vào khúc gỗ và hét to: “Là Kim tơ nam mộc vàng kìa!”

Ảnh minh họa: Kknews.cc

 Biết tin có gỗ quý xuất hiện, những người dân ở những vùng lân cận cũng kéo đến nhiều hơn. Ai cũng muốn được tận mắt chứng kiến loại gỗ quý xa xưa mà chỉ có vua chúa mới được dùng. Cứ thế, người chỉ trỏ, người trầm trồ, người muốn được chạm tay vào khúc gỗ,... không ai chịu nhường ai khiến cho hiện trường càng náo loạn. Cảnh sát cũng ập đến ngay sau đó để phong tỏa hiện trường và giải tán đám đông tò mò.

Ảnh minh họa: Kknews.cc

 Tin tức gỗ quý xuất hiện lan truyền nhanh đến mức chính quyền địa phương cũng tìm đến hiện trường để làm rõ sự việc. Nhiều chuyên gia cũng được mời đến để thẩm định “khúc gỗ lạ”. Kết quả, khúc gỗ mà vị giám đốc kia cùng nhóm cộng sự tìm thấy quả thực là Kim tơ nam mộc vàng quý hiếm.

Trên thị trường lúc đó, loại gỗ này có giá rất cao, tùy theo kích thước mà ước tính có giá trị lên tới hàng chục đến hàng trăm triệu NDT (tương đương hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng). Nó được coi là kho báu, giúp người sở hữu phát tài sau 1 đêm.

Tuy nhiên, vì biết loại gỗ này rất quý giá và có giá trị nghiên cứu rất cao, vị giám đốc kia đã quyết định giao lại kho báu này cho nhà nước. 

Tại sao gỗ Kim tơ nam mộc lại có giá trị như vậy?

Theo các chuyên gia, Kim tơ nam mộc là loại gỗ quý đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc, phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang. Cũng vì là loại gỗ quý hiếm nên từ xa xưa, đây là loại gỗ dành riêng cho vua chúa, và các vương hầu. Vì thế nên nó còn được mệnh danh là "gỗ hoàng đế".

Ảnh minh họa: Kknews.cc

Gỗ Kim tơ nam mộc có đặc điểm là rất cứng, bền và có khả năng chống mối mục, chống ăn mòn. Theo đó, dù được chôn sâu trong lòng đất cũng không thể mục nát trong hàng nghìn năm. Bên cạnh đó, loại cây này cũng có đặc tính sinh trưởng chậm, mất hơn 50 năm để cây non có thể thành cây trưởng thành. Hơn nữa, nếu sống trong môi trường không thuận lợi, giai đoạn cây non của Kim Tơ Nam Mộc non phải kéo dài 100 năm thay vì 50 năm như bình thường. Cây Kim Tơ Nam Mộc tuổi gỗ càng cao thì gỗ càng quý

Gỗ Kim tơ nam mộc đã quý, gỗ Kim tơ nam mộc vàng còn quý giá hơn vì  không phải cây Kim Tơ Nam Mộc nào cũng có thể cho gỗ có tơ vàng mà phải cần những điều kiện đặc biệt. Do đó, loại gỗ này càng trở nên quý hiếm và giá trị kinh tế của nó cũng khó có thể đong đếm.

Vào năm 2013, một cây Kim Tơ Nam Mộc ở Quý Châu, Trung Quốc bị sét đánh, lính cứu hỏa đã cố gắng hết sức để giải cứu, cuối cùng giữ được thân cây dài 11m và được bán với giá 17 triệu NDT (hơn 36 tỷ đồng). Sau đó, cây gỗ quý giá này đã được chế tác thành nhiều món đồ nội thất khác nhau và bán đi với tổng giá trị là 230 triệu NDT.

(Theo kknews.cc)


(0) Bình luận
Người đàn ông dùng 1 sợi dây thép "cưa" khúc gỗ lạ, cả hiện trường “náo loạn” khiến cảnh sát ập đến: Báu vật tiền tỷ xuất hiện, được giao nộp cho nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO