Ngân hàng nên xây dựng sản phẩm số thế nào để có lợi thế cạnh tranh?

Thảo Vân | 09:48 18/11/2024

Các lãnh đạo một số ngân hàng tham gia hội thảo Digital Product in Action lần thứ 15 hôm 15/11 cho biết, phát triển các sản phẩm công nghệ may đo, dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc người dùng giúp ngân hàng có thể tạo ra các sản phẩm khác biệt, thay vì na ná nhau.

Ngân hàng nên xây dựng sản phẩm số thế nào để có lợi thế cạnh tranh?

Tại hội thảo Digital Product in Action lần thứ 15 hôm 15/11, hơn 50 lãnh đạo khối công nghệ đã cùng nhau chia sẻ các câu chuyện thực tiễn về chuyển đổi số tại ngân hàng, đồng thời, đưa ra giải pháp “may đo” về công nghệ để nâng cao và cá nhân hóa người dùng.

Trên thực tế, hiện nay, có tới 83 ứng dụng internet banking và 52 ứng dụng mobile banking tại Việt Nam với hàng trăm tính năng được cung cấp. Tuy nhiên, chỉ 10% trong số các tính năng này thực sự được người dùng sử dụng, cho thấy khoảng cách lớn trong việc tối ưu trải nghiệm.

Do đó, theo các diễn giả, việc phát triển các sản phẩm công nghệ may đo, dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc người dùng giúp ngân hàng có thể tạo ra các sản phẩm khác biệt, thay vì na ná nhau.

Theo anh Thịnh Võ, Chuyên gia tư vấn sản phẩm cao cấp (Senior Product Consultant) tại GEEK Up, giải pháp công nghệ may đo (Tailor-made Digital Solution) sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong việc tối ưu trải nghiệm số với các tính năng nổi trọng.

Trong đó, các sản phẩm này được phát triển từ những hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp, công nghệ và trải nghiệm người dùng, có khả năng tối ưu luồng vận hành lớn của ngân hàng số. Đồng thời duy trì được sự thân thiện với những hành vi và thói quen của khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm đáp ứng mục tiêu dài hạn và tận dụng tối đa giá trị kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngân hàng số trong kỷ nguyên tới.

“Cuối cùng, các giải pháp công nghệ có tính đổi mới sáng tạo cao, được xem là đòn bẩy số để mang đến đột phá kinh doanh”, anh Thịnh nói.

Bên cạnh đó, anh Hoàng Nguyễn – Thành viên ban cố vấn (Board of Advisors Member) tại GEEK Up cho rằng, hiện nay, khi làm sản phẩm công nghệ người ta thường nói nhiều đến việc thấu hiểu, đồng cảm với người dùng.

Tuy nhiên, sau nhiều năm làm trong ngành Product Design, anh nhận ra cụm từ đó cần được phát triển thành Human Empathy. Human Empathy là quá trình đồng cảm với tất cả những người tạo ra sản phẩm đó, từ đội ngũ xây dựng sản phẩm, đến khách hàng cuối cùng sẽ sử dụng sản phẩm của mình.

Kết thúc sự kiện, khách mời có thêm các góc nhìn về câu chuyện chuyển đổi số bền vững, những cách tiếp cận giải pháp công nghệ số tối ưu từ những diễn giả giàu kinh nghiệp.

Với những giải pháp công nghệ may đo và cách tiếp cận cá nhân hóa, các ngân hàng hoàn toàn có thể tạo nên sự khác biệt và vươn lên dẫn đầu thị trường, từ đó xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững.

Chuỗi sự kiện DPA - Digital Product in Action là chuỗi sự kiện chia sẻ những góc nhìn chuyên sâu, câu chuyện thực chiến về xây dựng sản phẩm số và hành trình chuyển đổi số, được kể bởi các diễn giả dày dạn kinh nghiệm, thu hút sự quan tâm của nhân sự cấp VP, C-Level, Director/ Head Level, Manager, và Product Owner.


(0) Bình luận
Ngân hàng nên xây dựng sản phẩm số thế nào để có lợi thế cạnh tranh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO