Gần đây, các trang mạng xã hội trở nên xôn xao trước thông tin Ả Rập Xê Út quyết định không gia hạn thoả thuận mua bán dầu bằng đầu USD kéo dài hàng thập kỷ với Mỹ.
Nếu thông tin này là thật, thì động thái của Ả Rập Xê Út dường như đang thể hiện rằng quốc gia dầu mỏ này đang đặt cược lớn vào việc thúc đẩy một thế giới đa cực, loại bỏ sự phụ thuộc vào đồng USD. Ả Rập Xê Út sẵn sàng bán dầu bằng các đồng tiền tệ khác bao gồm Nhân dân tệ, euro và yên Nhật.
Trong những năm trở lại đây, một số dấu hiệu cho thấy Ả Rập Xê Út đã cởi mở hơn trong việc chấp nhận các loại tiền tệ khác ngoài đồng USD để thanh toán cho các giao dịch bán dầu. Tờ Wall Street Journal cho biết nước này trong nhiều năm đã đàm phán với Bắc Kinh về việc chấp nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ.
Trong bối cảnh chủ đề thế giới đa cực đang ngày càng được thảo luận rộng rãi, nhiều quốc gia hiện đã tích cực bắt đầu hiện thực hoá ý tưởng việc đẩy mạnh quyền lực của đồng nội tệ. Việc Ả Rập Xê Út từ bỏ petrodollar đã tạo động lực cho xu hướng này.
Nhiều người bình luận trên nền tảng X cho rằng sự sụp đổ của kỷ nguyên petrodollar chắc chắn sẽ “giáng một đòn mạnh” vào vị thế đồng tiền dữ trữ toàn cầu của USD. Chắc chắn, những biến động về tài chính sẽ xảy ra trong thời gian tới.
Trong khi đó, thoả thuận petrodollar kết thúc có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Mỹ. Nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể chứng kiến nhu cầu sử dụng đồng USD sụt giảm mạnh trong hoạt động mua bán dầu trên toàn cầu và điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USD trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, việc petrodollar “đổ bể” có thể tạo lực đẩy đáng kể cho các lựa chọn thay thế như Nhân dân tệ hay euro, qua đó gây ra mối rủi ro lớn cho vị thế đồng tiền dự trữ hàng đầu của USD.
Thoả thuận petrodollar không được tiếp tục ký kết sẽ tác động lớn đến ngành năng lượng của Mỹ. Thoả thuận này vốn từ lâu đã hỗ trợ mạnh mẽ các giao dịch mua bán dầu bằng đồng USD. Việc các quốc gia chuyển hướng sang những đồng tiền tệ khác còn khiến giá dầu ở Mỹ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, càng gây căng thẳng cho ngành năng lượng nước này.
Tài chính sẽ là lĩnh vực tiếp theo có thể chịu ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của petrodollar. Kịch bản này xảy ra sẽ khiến nhu cầu với đồng USD lao dốc, sau đó tỷ giá USD cũng sẽ biến động mạnh trong dài hạn.
Ngoài ra, nếu đồng USD suy yếu do nhu cầu thấp, giá hàng hoá ở Mỹ sẽ leo thang mạnh. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của ngành thương mại ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời gây thêm áp lực lên khả năng tài chính ở các hộ gia đình nước này.
Tổng hợp