Một ngành hàng có tỷ lệ chuyển đổi từ lượt tìm kiếm thành giao dịch lên tới hơn 60%, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chớp thời cơ

Minh Anh | 14:41 31/08/2023

Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho biết đây là ngành hàng có tiềm năng lớn và còn nhiều lợi thế chưa được khai thác.

Một ngành hàng có tỷ lệ chuyển đổi từ lượt tìm kiếm thành giao dịch lên tới hơn 60%, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chớp thời cơ

Mỗi năm, ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu trung bình trên 10 tỷ USD, đứng thứ 5 thế giới về chế biến, xuất khẩu gỗ. Năm 2022, thị trường đã được mở rộng đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Theo một thống kê của Amazon, ngành hàng trang trí nhà cửa và nội thất trên nền tảng này chứng kiến mức tăng trưởng vượt trội trong giai đoạn 2020-2022. Dù đã quay trở lại văn phòng làm việc nhiều hơn, xu hướng mua sắm các sản phẩm nhà cửa và nhà bếp, bao gồm phụ kiện trang trí, đồ nội thất và cải thiện nhà cửa vẫn rất phổ biến.

Một con số ấn tượng cho thấy 62,3% số lượng truy cập tìm kiếm online về nội thất sẽ chuyển đổi thành giao dịch trực tuyến (tức là những người tìm kiếm thông tin không chỉ dừng lại ở việc đó, mà họ sẽ mua hàng).

Mặc dù có lợi thế với sự phát triển của ngành gỗ, các doanh nghiệp Việt Nam lâu nay đa phần mới chỉ tập trung gia công cho thương hiệu khác hoặc xuất khẩu bán buôn, thay vì khai thác tiềm năng bán lẻ trực tiếp cho khách hàng ở nước ngoài.

Kết quả là ngành gỗ nội - ngoại thất Việt đứng trước thách thức chậm chuyển đổi do thiếu kinh nghiệm và nguồn lực. Trong khi đó, quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu đang không ngừng được số hóa, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch khi chuỗi cung ứng truyền thống đứt gãy, gián đoạn.

Những yếu tố trên dường như đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp Việt Nam quyết định lựa chọn con đường xuất khẩu đồ nội thất sang các nước khác thông qua Amazon.

Một ví dụ điển hình là Beefurni. Tiền thân là một nhà sản xuất, dù bán được hàng nhưng sản phẩm của công ty này không có giá trị thương hiệu. Doanh nghiệp cũng không trực tiếp nắm bắt được thị hiếu, mà phải thông qua các đối tác mua hàng sỉ. Đại dịch ập đến càng đặt ra thách thức sinh tồn cho doanh nghiệp. Do đó, Beefurni quyết định tự xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng quốc tế trực tiếp thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

T

rong 10 tháng đầu năm 2022, kết quả kinh doanh của Beefurni tăng gần 300% so với cùng kỳ năm trước đó.

hinh-5-hinh-anh-nha-may-cua-beefurni-1683710833638-1683710833774677722330.png
Nhà máy của hãng nội thất Beefurni.

Theo Amazon Global Selling, sự tăng trưởng này không chỉ phản ánh năng lực sản xuất và sáng tạo dồi dào, khả năng gia công tinh xảo, đáp ứng đa dạng nhu cầu, sở thích tiêu dùng, mà còn minh chứng cho tiềm năng rộng mở khi vươn ra thế giới của doanh nghiệp Việt. Báo cáo của Amazon Global Selling cũng cho thấy những ngành hàng bán chạy nhất của các doanh nghiệp Việt Nam trên Amazon bao gồm nhà bếp, nhà cửa, tiện ích gia đình.

Việc tham dự Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN (VIFA ASEAN 2023) tái khẳng định cam kết của Amazon Global Selling về thúc đẩy ngành nội thất và trang trí nhà cửa Việt Nam tiến xa hơn trên bản đồ thế giới.

Sự kiện này diễn ra từ ngày 29/8 đến ngày 1/9/2023 tại TP. HCM, quy tụ hơn 350 nhà triển lãm từ các đơn vị cung cấp nội thất hàng đầu ASEAN, mang đến hơn 1.400 gian trưng bày các sản phẩm, giải pháp và sáng kiến trong lĩnh vực nội thất, trang trí nhà cửa & thủ công mỹ nghệ, cùng máy móc, thiết bị phần cứng và các công cụ, dịch vụ hỗ trợ.

hinh-1.jpg
Amazon Global Selling tại sự kiện VIFA ASEAN 2023.

Nội thất và trang trí nhà cửa là ngành hàng có tiềm năng lớn và vẫn còn nhiều lợi thế chưa được khai thác từ nguồn lực nội địa lẫn nhu cầu thị trường toàn cầu”, ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam đánh giá.

Trong bối cảnh xuất khẩu vẫn đang bước qua các thách thức toàn cầu, chúng tôi tin rằng sự đồng hành tích cực của Amazon Global Selling sẽ là “hoa tiêu” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam để điều hướng và nhanh nhạy thích ứng, nắm bắt các cơ hội kinh doanh chưa được khai thác và phát triển với thương mại điện tử xuyên biên giới”, ông cho hay.


(0) Bình luận
Một ngành hàng có tỷ lệ chuyển đổi từ lượt tìm kiếm thành giao dịch lên tới hơn 60%, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang chớp thời cơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO