Ly hôn sau 14 năm chung sống, tôi ‘ngã ngửa’ vì thái độ của chồng: Đòi 1 nửa tiền bán ngôi nhà hơn 25 tỷ đồng tôi tự mua dù chưa 1 ngày đi làm kiếm tiền

Vu Lam | 07:14 11/06/2024

Một người phụ nữ ở Wisconsin (Mỹ) đã xin lời khuyên của chuyên gia khi chồng của bà muốn được chia 1 nửa giá trị căn nhà mà bà tự mua sau khi ly hôn.

Ly hôn sau 14 năm chung sống, tôi ‘ngã ngửa’ vì thái độ của chồng: Đòi 1 nửa tiền bán ngôi nhà hơn 25 tỷ đồng tôi tự mua dù chưa 1 ngày đi làm kiếm tiền

Mới đây, một người phụ nữ ở bang Wisconsin (Mỹ) đã chia sẻ câu chuyện của mình và xin lời khuyên của chuyên gia trên trang MarketWatch. Bà cho biết, bà đã kết hôn được 14 năm và dự định sẽ nộp đơn ly hôn với chồng, đồng thời giữ lại căn nhà tự mua trước khi kết hôn. Ngôi nhà này trị giá khoảng 1 triệu USD (khoảng 25,5 tỷ đồng). Bà cũng là người duy nhất đi làm trong gia đình. 

Bà cho hay: “Tôi là người chi trả mọi khoản thanh toán thế chấp, cùng với đó là trả tiền bảo hiểm y tế cho cả 2 người. Ông ấy vẫn đang nhận được khoản An sinh xã hội, Medicare và một khoản trợ cấp nhỏ. Ông ấy dự định ly hôn và nhận một nửa số tiền từ việc bán nhà, đó là 500.000 USD, trong khi chưa bao giờ đi làm và kiếm ra tiền.” 

Bà chia sẻ, chồng bà không phải là người không có khả năng đi làm. Tuy nhiên, ông này tìm rất nhiều lý do để không làm việc nhưng vẫn đi chơi golf bất cứ khi nào có thể.

Bà đặt câu hỏi, liệu quy tắc chia tài sản 50/50 có được áp dụng với trường hợp của bà hay không. Đây là vấn đề duy nhất bà thấy vướng mắc khi ly hôn. Cặp đôi này cũng không có con chung hay vấn đề phức tạp nào khác. 

Chuyên gia tư vấn của MarketWatch cho biết, chồng của bà đã “nhầm to” khi muốn rời đi mà lấy một nửa căn nhà trong khi không có đóng góp gì về mặt tài chính. Ông chỉ ra, theo luật của tiểu bang Wisconsin, tài sản có trước khi kết hôn được coi là tài sản riêng. Trừ khi chồng bà có đóng góp lớn vào việc cải tạo ngôi nhà, thì tài sản này có thể sẽ được cân nhắc chia cho cả 2. 

Luật tiểu bang Wisconsin quy định rằng, bất kỳ tài sản nào 2 vợ chồng có trong cuộc hôn nhân đều phải thuộc về họ một cách bình đẳng, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Điều này mang đến cho họ một số lợi thế. Ví dụ, một trong hai vợ chồng không có việc làm có thể tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn và một trong hai người có thể đưa ra quyết định riêng đối với tài sản của họ. 

Tuy nhiên, để một thứ trở thành tài sản cá nhân, người đó phải có đủ giấy tờ, hồ sơ để chứng minh tài sản đó chỉ thuộc về một mình họ và sở hữu riêng. Nếu không, theo luật, toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của hai vợ chồng đều là tài sản chung. Ví dụ, tài sản thừa kế là tài sản riêng. 

Tuy nhiên, vị chuyên gia cảnh báo tài sản riêng có thể trở thành tài sản chung của 2 vợ chồng và nếu thẩm phán cho rằng tài sản đó đã là của chung thì nó có thể bị chia đôi. Ví dụ, lấy tiền thừa kế và gửi vào tài khoản ngân hàng chung thì đó là khoản tiền chung của 2 vợ chồng. 

Ngoài ra, thẩm phán có thể khẳng định tài sản riêng là tài sản chung nếu một trong hai người không có đóng góp lớn vào việc cải thiện tài sản đó. Ví dụ, bạn sở hữu một doanh nghiệp trước khi kết hôn, vợ/chồng của bạn có góp phần vào sự phát triển và thành công của doanh nghiệp thì tài sản riêng này sẽ trở thành tài sản chung. 

Ở trường hợp của người phụ nữ sống tại Wisconsin, vị chuyên gia nói rằng bà không cần quá quan tâm đến lợi nhuận của căn nhà vì bà không cần phải bán. Bà đã mua ngôi nhà trước khi kết hôn vào 14 năm trước. 

Rất có thể, thẩm phán sẽ đồng ý đây là tài sản riêng của bà và bà có đủ giấy tờ để chứng minh. Theo chuyên gia, bà chỉ cần đảm bảo rằng đã thay ổ khoá sau khi các loại giấy tờ ly hôn đã được ký kết. 

Tham khảo MarketWatch


(0) Bình luận
Ly hôn sau 14 năm chung sống, tôi ‘ngã ngửa’ vì thái độ của chồng: Đòi 1 nửa tiền bán ngôi nhà hơn 25 tỷ đồng tôi tự mua dù chưa 1 ngày đi làm kiếm tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO