Lý do máy bay “Made in China” hoạt động không ngừng nghỉ ở Tân Cương: Màn trình diễn khiến khách hàng ngay lập tức gật đầu với đơn hàng bom tấn

Tất Đạt | 09:27 30/09/2023

Trong 1 tháng qua, tập đoàn máy bay Trung Quốc Comac đã liên tục thực hiện các chuyến bay thử ở vùng Tân Cương xa xôi. Lý do thực hiện màn trình diễn tốn kém này là gì?

Lý do máy bay “Made in China” hoạt động không ngừng nghỉ ở Tân Cương: Màn trình diễn khiến khách hàng ngay lập tức gật đầu với đơn hàng bom tấn

Đơn đặt hàng bom tấn

Theo SCMP, dòng máy bay thân hẹp của Trung Quốc mới đây đã nhận được đơn đặt hàng lớn nhất từ trước đến nay. Những đơn hàng mới này “xếp hàng” sau lượng đặt hàng khổng lồ dự kiến sẽ mất vài năm để hoàn thành khi nhà sản xuất máy bay đặt mục tiêu định hình lại thị trường máy bay chở khách hiện do Boeing và Airbus thống trị.

China Eastern Airlines, nhà khai thác C919 đầu tiên trên thế giới, cho biết họ đã ký hợp đồng với Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac) để mua thêm 100 chiếc máy bay chở khách, ngoài 5 chiếc mà hãng đã đặt hàng vào năm 2021.

Hai chiếc đầu tiên được giao lần lượt vào tháng 12 và tháng 7, và hãng đã khai thác các chuyến bay hàng ngày giữa Thượng Hải và Thành Đô kể từ chuyến bay thương mại đầu tiên của C919 vào cuối tháng 5.

5 chiếc sẽ được giao vào năm 2024, 10 chiếc sẽ được giao hàng năm trong 3 năm tiếp theo và 15 chiếc sẽ được giao mỗi năm từ năm 2028-30. Số lượng giao hàng hàng năm dự kiến sẽ đạt 20 chiếc vào năm 2031. Đơn hàng mới trị giá 9,9 tỷ USD theo giá niêm yết, nhưng hãng hàng không cho biết đã áp dụng chiết khấu cho đơn hàng số lượng lớn.

71782-chinaeasterncshutterstock-989687-2049-234-1695951879494-16959518796161027603311.jpg

China Eastern Airlines đã bay thương mại C919 trong gần 900 giờ, vận chuyển hơn 35.000 hành khách. Máy bay này được cho là có thể cạnh tranh với dòng máy bay phản lực Boeing 737 và Airbus A320.

Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, Comac đang có hơn 1.500 đơn đặt hàng C919.

Bay thử tại Tân Cương

Nhà sản xuất máy bay có trụ sở tại Thượng Hải đã kết thúc “màn trình diễn” kéo dài một tháng đối với các máy bay của hãng, bao gồm ARJ21 và C919, ở Tân cương, phía tây Trung Quốc. Đây là nỗ lực thử nghiệm hoạt động và quảng bá sản phẩm của hãng trong môi trường phức tạp và đa dạng, với mục tiêu cuối cùng là thu hút nhiều hơn nữa các đơn hàng trong nước.

Các cuộc bay thử đã bắt đầu vào ngày 24/8 và thực hiện trên khắp 25 sân bay ở Tân Cương. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, một máy bay ARJ21 và hai máy bay C919 đã được đưa ra bay thử, thực hiện các chuyến bay trình diễn ở các giai đoạn và địa điểm khác nhau.

Một tuyên bố trên tài khoản WeChat của công ty Comac cho biết: “Những chuyến bay này đã xác nhận một cách đầy đủ khả năng thích ứng của máy bay thương mại sản xuất trong nước với địa hình phức tạp, khí hậu đa dạng, điều kiện thời tiết thay đổi nhanh chóng tại nhiều sân bay khác nhau ở khu vực Tân Cương. Điều này đã đặt nền tảng vững chắc cho hoạt động tiếp theo của máy bay thương mại sản xuất trong nước ở Tân Cương”.

xinjiang-china-hemu-village.jpg
Tân Cương là vùng có địa hình và thời tiết phức tạp, gây nhiều trở ngại cho hoạt động hàng không. Tuy nhiên, đây lại là một trong những khu vực có nhiều sân bay nhất Trung Quốc.

Theo Comac, công ty sau đó đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với khu vực Tân Cương, tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như vận hành máy bay, thiết lập mạng lưới vận hành địa phương, phát triển khả năng đào tạo và bảo trì máy bay cũng như củng cố chuỗi công nghiệp máy bay nội địa.

Trong một phần của quan hệ đối tác này, Comac sẽ thiết lập khả năng bảo trì và đào tạo cho các máy bay thương mại nội địa ở Tân Cương nhằm hỗ trợ các hoạt động quy mô lớn của ARJ21. Tân Cương là khu vực cấp tỉnh lớn nhất ở Trung Quốc và tự hào có nhiều sân bay nhất trong số tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố trực thuộc trung ương, trong khi độ cao, gió và nhiệt độ khắc nghiệt đòi hỏi máy bay phải linh hoạt và thích nghi an toàn.

Trong tuần qua, Comac cũng đã trưng bày 7 chiếc ARJ21 và 2 chiếc C919 tại Sân bay Quốc tế Urumqi Diwopu ở Tân Cương.

Trong số 7 chiếc ARJ21, có các mẫu phái sinh, bao gồm máy bay điều hành, máy bay y tế, máy bay chở hàng và máy bay chỉ huy cứu hộ khẩn cấp. Điều này đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của 4 mẫu máy bay chuyên dụng này trong cùng một sự kiện.

Trung Quốc đã giao ARJ21 cho hãng hàng không giá rẻ TransNusa của Indonesia vào năm 2022 sau một năm trì hoãn.

Tham khảo SCMP


(0) Bình luận
Lý do máy bay “Made in China” hoạt động không ngừng nghỉ ở Tân Cương: Màn trình diễn khiến khách hàng ngay lập tức gật đầu với đơn hàng bom tấn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO