Là hệ thống lớn nhất thế giới, hơn 40.000km đường sắt cao tốc Trung Quốc đối mặt vấn đề nan giải, chuyên gia lập tức đưa công nghệ cao vào cải thiện 80%: Mỹ, Đức, Thuỵ Sĩ nghĩ ra cũng chưa thể bắt kịp

Thiên Di | 16:30 13/04/2024

Nếu muốn nhắc đến đột phá về AI, mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới của Trung Quốc chính là một ví dụ. Toàn bộ hệ thống được quản lý bởi AI, nhờ đó việc vận hành và bảo trì mạng lưới đường sắt sẽ được cải thiện.

Là hệ thống lớn nhất thế giới, hơn 40.000km đường sắt cao tốc Trung Quốc đối mặt vấn đề nan giải, chuyên gia lập tức đưa công nghệ cao vào cải thiện 80%: Mỹ, Đức, Thuỵ Sĩ nghĩ ra cũng chưa thể bắt kịp

Theo các kỹ sư phụ trách dự án, hệ thống này đạt được cột mốc quan trọng với mức độ chính xác 89%.

Hệ thống được lắp đặt có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu theo thời gian thực trên khắp Trung Quốc. Sau đó, hệ thống thông báo cho các đội bảo trì trong vòng 40 phút nếu phát sinh tình huống bất thường.

Kỹ sư cấp cao làm việc tại trung tâm kiểm tra cơ sở hạ tầng của Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc, Liu Daoan, ca ngợi rằng hệ thống này rất hiệu quả: “Điều này giúp các đội tại chỗ tiến hành kiểm tra lại và sửa chữa nhanh nhất có thể”.

Với vận tốc lên đến 350 km/h và tổng chiều dài hơn 40.000 km, đường sắt cao tốc của Trung Quốc tự tin là hệ thống nhanh nhất và lớn nhất thế giới. Cùng với sự hỗ trợ của AI, số lượng lỗi nhỏ trên đường ray đã giảm 80% vào năm ngoái. Sau thành công của mô hình này, chính phủ có kế hoạch mở rộng mạng lưới cho đến khi kết nối toàn quốc và đặt mục tiêu tăng vận tốc lên 400 km/h từ năm sau.

Quan trọng hơn, mối quan tâm hàng đầu mà các chuyên gia đặt ra khi Trung Quốc triển khai tuyến đường sắt cao tốc đã được AI giải quyết một cách hiệu quả. Đó là việc bảo trì đường ray, vốn gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai trong những năm qua. Trong khi đó, hệ thống AI được cài đặt có thể dự đoán lỗi và đưa ra cảnh báo thành công, chính xác trước khi sự cố trở thành hiện thực. Điều này cho phép nhân viên đường sắt tiến hành bảo trì kịp thời.

Trong khi đó, mạng lưới đường sắt ở Mỹ phải đối mặt với những thách thức như thiếu bảo trì. Dù đã dự đoán trước, điều này vẫn gây rủi ro về an toàn đường sắt. Trong 50 năm qua, trung bình số vụ trật bánh ở Mỹ tăng 2.800 vụ mỗi năm.

Các quốc gia như Đức và Thuỵ Sĩ là những quốc gia đầu tiên nhận ra sự cần thiết của AI trong việc quản lý mạng lưới đường sắt. Tuy nhiên, quy mô khổng lồ của tuyền đường sắt Trung Quốc khiến dự án của nước này trở nên khác biệt. Nhận thấy nhu cầu này, các nhà khoa học đường sắt Trung Quốc đã thu thập nhiều dữ liệu thô, bao gồm tài liệu về chuyển động của thân tàu, rung động của đường sắt…

Trước đây, cảnh báo bảo trì được đưa ra hàng tuần. Tuy nhiên, cảnh báo hiện được phát hành hàng ngày nhờ hiệu quả của công nghệ được áp dụng, với dữ liệu mới hiệu quả hơn 85%.

Với sự suy giảm dân số, chi phí tăng cao và dân số già đi, các hệ thống vận hành và quản lý bởi AI sẽ trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu, giảm gánh nặng cho con người.

Theo Wonderful Engineering


(0) Bình luận
Là hệ thống lớn nhất thế giới, hơn 40.000km đường sắt cao tốc Trung Quốc đối mặt vấn đề nan giải, chuyên gia lập tức đưa công nghệ cao vào cải thiện 80%: Mỹ, Đức, Thuỵ Sĩ nghĩ ra cũng chưa thể bắt kịp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO