Khủng hoảng năng lượng nhưng vẫn dùng đèn đường khí đốt, thủ đô nước Đức tìm cách ‘ăn phải dành, có phải kiệm’

Thiên Di | 17:20 13/10/2022

Những cột đèn đường bằng khí đốt mang dáng vẻ hoài cổ tại thủ đô nước Đức đang trở thành tâm điểm tranh luận, trong bối cảnh quốc gia này cần tiết kiệm hết mức có thể vì nguồn cung năng lượng sụt giảm.

Khủng hoảng năng lượng nhưng vẫn dùng đèn đường khí đốt, thủ đô nước Đức tìm cách ‘ăn phải dành, có phải kiệm’
Ảnh: Felix Bruggemann/Bloomberg Businessweek

Giống như những thành phố khác trên toàn thế giới, Berlin bắt đầu lắp đặt đèn khí đốt dọc theo các đại lộ, ngõ hẻm từ đầu thế kỷ 19. Nhưng khi các quốc gia khác từ lâu đã bắt đầu chuyển sang sử dụng natri, halogenua và đèn LED, thủ đô của Đức vẫn dùng khoảng 23.000 chiếc đèn khí đốt xưa cũ để thắp sáng thành phố.

Trong nhiều năm, chính quyền địa phương đã tìm cách loại bỏ đèn chiếu sáng bằng khí đốt để thay bằng những công nghệ bền vững hơn. Nhưng những người yêu thích ánh sáng ấm áp từ những cột đèn chạm trổ nghệ thuật đã tìm cách níu những nỗ lực này lại.

Ngày nay, cuộc xung đột tại Ukraine đang đẩy nhanh sự chuyển giao công nghệ. Quan chức thành phố Benedikt Lux thuộc Đảng Xanh cho biết: “Khí đốt đang quá đắt và lãng phí. Những cây đột đèn đáng lẽ phải chuyển sang đèn LED từ lâu”.

Việc thay đổi loại đèn trên đường phố Berlin nhấn mạnh những chuyển biến đang diễn ra ở Đức. Cuộc xung đột đang đe doạ đến nguồn cung năng lượng, thứ thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Từ tháng 2, Đức giảm 2/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga và không còn nhận khí đốt tự nhiên cũng như than. Khi giá gas, điện và xăng dầu tăng cao, Berlin đã phải tắt đèn tại các di tích như Cổng Brandenburg, Nhà thờ chính toà và Cột Chiến thắng ở Tiergarten. Thành phố cũng thực hiện một loạt các biện pháp tiết kiệm năng lượng như tắt máy điều hoà văn phòng, giới hạn mức nhiệt ở các bể bơi là 26 độ C và tắt đèn đường.

Thủ tướng Olaf Scholz nói với các phóng viên hồi tháng 8: “Chúng tôi đang đối mặt với thời điểm nghiêm trọng. Tôi nghĩ rằng tất cả người dân Đức đều biết điều đó”.

655c5562fcab14867df859122299caa44c261fcf.jpg

Berlin bắt đầu lắp đặt đèn khí đốt từ đầu thế kỷ 19. Ảnh: Felix Bruggemann/Bloomberg Businessweek.

Người dân Berlin đang chuẩn bị cho một mùa đông lạnh giá, tối tăm. Họ tranh nhau mua các nguyên liệu thay thể để sưởi ấm, đặc biệt là gỗ. Trên khắp thành phố, nhiều nhà vẫn còn lò sưởi đốt gỗ và than có tuổi đời hàng thế kỷ vì chưa bị dỡ bỏ. Những căn hộ không có cũng đã sắm sửa những chiếc lò sưởi mới. Nhưng thời gian giao hàng kéo dài đến gần 8 tháng, thay vì chỉ 1 tuần như mùa đông năm ngoái.

Nếu ai có thể mua được củi để sưởi ấm thì cũng phải trả mức giá tăng gần gấp đôi trong năm qua. Người bán viên gỗ nén, than đá và dầu Peter Engelke tại khu phố Tempelhof của Berlin, cho biết khách hàng gọi điện thoại cho ông tới tấp. Mặc dù ông thường bán lượng hàng theo yêu cầu của khách, năm nay ông phải giới hạn khối lượng viên gỗ nén tối đa mà khách có thể mua là 500kg. Ông nói: “Tôi không thể nhận thêm bất kỳ vị khách nào nữa”.

Những người chuyên dọn dẹp ống khói cho biết họ liên tục nhận được các cuộc gọi từ người dân để hỏi rằng họ có thể đốt những thứ như phân ngựa, rau củ quả hay viên nén lúa mạch đen hay không. Hiệp hội Liên bang về Dọn dẹp Ống khói cảnh báo rằng những loại nhiên liệu không chính thống có thể làm hỏng bếp và thải ra khói bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Người chuyên làm vệ sinh ống khói Markus Schlichter cho biết việc sử dụng những nhiên liệu này sẽ gây nguy hiểm cho chính người dùng và những người xung quanh, cũng như thêm gánh nặng cho môi trường. Ông dự kiến rằng mùa đông này, những người dọn dẹp ống khói sẽ bận rộn hơn nhiều.

Tuy nhiên, thay đổi có tác dụng lâu dài nhất đó chính là thay đèn đường. Trong thập kỷ qua, Berlin đã chuyển hơn 20.000 đèn khí đốt sang đèn LED. Nhưng hàng nghìn chiếc đèn khí đốt vẫn đang hoạt động. Mỗi chiếc đèn tiêu thụ khí đốt tương đương với một căn hộ một người ở.

Các cột đèn cố định thường có tới 9 bóng đèn. Chúng hay bị cháy hết trong chưa đầy một năm và chỉ có thể thay thể nhờ một nhà cung cấp duy nhất ở Ấn Độ. Khoảng 1.000 chiếc đèn hoạt động cả ngày lẫn đêm vì van hỏng. Nina Lerch, một quan chức khác của thành phố, cho biết: “Trước tình trạng thiếu khí đốt và nguy cơ mất điện, Berlin phải tiết kiệm năng lượng nhiều nhất có thể”.

cfdac1cff2a2951d521cbcbb99ae8eb4cd5861d8.jpg

Một số người đam mê đèn khí đốt đã đề xuất ngắt nhiên liệu tạm thời cho đến khi nguồn cung phục hồi. Ảnh: Felix Bruggemann/ Bloomberg Businessweek

Những người yêu thích ánh đèn xưa cũ của thủ đô nước Đức nói rằng ánh sáng từ đèn cổ tạo nên một bầu khí lãng mạn, hoài niệm và đáng giá. Gaslicht-Kultur là một nhóm công dân đang đấu tranh để bảo tồn những đột đèn khí đốt. Họ đã đề xuất rằng thành phố chỉ cần tạm thời ngắt mạng lưới khí đốt và gắn đèn LED chạy bằng năng lượng mặt trời vào chúng. Khi tình trạng thiếu thốn giảm bớt, họ có thể kích hoạt lại.

Phương án thứ hai là giảm lượng nhiên liệu cung cấp cho đèn. Hành động này có thể tiết kiệm hàng triệu mét khối mỗi năm, nhưng sẽ khiến ánh đèn trở nên lờ mờ. Kỹ sư Berthold Kujath thuộc nhóm Gaslicht-Kultur cho biết: “Chúng ta không nên lấy cuộc khủng hoảng khí đốt để làm lý do phá bỏ những chiếc đèn. Berlin không nên loại bỏ chúng và thay thế bằng những ngọn đèn điện không có giá trị văn hóa”.

Các quan chức thành phố ủng hộ giá trị của những cột đèn thắp sáng bằng khí đốt. Họ nói rằng những cột đèn truyền thống có thể được bảo tồn mà vẫn sử dụng đèn LED một cách hiệu quả hơn. Các quan chức cho biết thành phố sử dụng hàng nghìn chiếc chiếc đèn mới tạo ra ánh sáng gần giống vời màu sắc và độ ấm của những chiếc đèn cổ, với chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp hơn 10%.

Nhà lập pháp Lux cho biết các nhà lãnh đạo đang nỗ lực bảo tồn những chiếc đèn như một di sản, nhưng khí đốt thì không.

Theo Bloomberg

Bài liên quan

(0) Bình luận
Khủng hoảng năng lượng nhưng vẫn dùng đèn đường khí đốt, thủ đô nước Đức tìm cách ‘ăn phải dành, có phải kiệm’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO