Để tăng cường phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Công an tỉnh Hà Nam vừa thông báo người dân cần cảnh giác trước phương thức, thủ đoạn lừa đảo.
Lừa đảo sử dụng công nghệ cao:
Công an tỉnh Hà Nam cho biết gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo mới: Đối tượng sử dụng đăng nhập trên ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng bằng số điện thoại của nạn nhân và nhập sai mật khẩu nhiều lần để tài khoản ngân hàng của nạn nhân tự động khóa. Sau đó, đối tượng giả mạo nhân viên ngân hàng liên hệ hỗ trợ mở tài khoản, yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP nhằm mục địch chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Ngoài ra, đối tượng giả mạo nhân viên của Tiktok liên hệ với nạn nhân để tặng quà. Đối tượng dụ dỗ nạn nhân tải ứng dụng có chứa mã độc cài trên thiết bị di động của nạn nhân nhằm chiềm quyền điều khiến, sau đó đối tượng rút toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Giả danh cơ quan chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo đó, đối tượng giả mạo cán bộ Công an liên hệ với nạn nhân lấy lý do: (1) Đồng bộ hóa giây tờ hộ khẩu định danh điện tử VNeID mức 2; (2) tích hợp đăng kí xe; (3) dấu vân tay bị mờ; (4) làm CCCD cho trẻ em. Đối tượng gửi cho nạn nhân ứng dụng DỊCH VỤ CÔNG BỘ CÔNG AN dụ dỗ nạn nhân cài đặt trên thiết bị di động để chiếm quyền điều khiển điện thoại, sau đó rút toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Website giả mạo như dichvucong.ccbcavn.cc; vneid.vieegovn.cc.
Ngoài ra, đối tượng lừa đảo có thể giả mạo nhân viên Chi cục Thuế sử dụng giấy mời liên hệ với nạn nhân, đối tượng lấy lý do hỗ trợ chính sách thuế mới. Đối tượng gửi đường dẫn giả mạo yêu cầu nạn nhân điền các thông tin như Giấy phép kinh doanh, CCCD, mã OTP nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Một hìn thức khác là đối tượng giả nhân viên Điện lực liên hệ với nạn nhân, yêu cầu nạn nhân đóng tiền điện. Đối tượng gửi cho nạn nhân mã QR code liên kết tài khoản ngân hàng giả mạo EVN để nạn nhân chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản.
Lợi dụng lĩnh vực thương mại điện tử để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Cụ thể, đối tượng liên hệ với nạn nhân, giả mạo nhân viên của các nhãn hàng sàn thương mại điện tử Tiki; vận chuyển Giao hàng tiêt kiệm; Albaba... dụ dỗ nạn nhân tham gia mua bán sản phẩm trên các Website giả mạo nhằm mục đích dụ dỗ nạn nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ đơn hàng để chiếm đoạt tài
Đối tượng cũng có thể giả danh nhân viên của bệnh viên gọi điện liên hệ với nạn nhận mục đích dụ dỗ nạn nhân tham gia bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, như: Thực phẩm chức năng; Sữa, bánh kẹo...
Bên cạnh đó, đối tượng liên hệ với nạn nhân, quảng cáo các dự án đầu tư "tiền ảo" tiềm năng, các sàn ngoại hối của các tập đoàn nước ngoài nhằm mục đích dụ dỗ nạn nhân chuyển tiền tham gia đầu tư. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, đối tượng tiến hành đánh sập Website hoặc làm dự án "tiền ảo" mất giá để chiếm đoạt.
Giả mạo nhân viên ngân hàng
Đối tượng giả mạo văn bản của ngân hàng Vietcombank gửi đến khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng, yêu cầu khách hàng chuyển số tiền 10 triệu đồng xác minh khả năng chi trả để chiếm đoạt.
Lừa đảo giả mạo nhận tiền quốc tế:
Đối tượng liên hệ với nạn nhân để mua hàng và yêu cầu nạn nhân điền thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng nhận tiền trên Website giả mạo của Western Union, Money Gram nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân.
Giả mạo nhân viên giao hàng
Đối tượng giả mạo nhân viên giao hàng liên hệ với nạn nhân để gửi đơn hàng giả cho nạn nhân. Đôi tượng lấy lý do gửi nhầm số tài khoản thanh toán thành số tài khoản đăng kí hội viên, yêu cầu nạn nhân thực hiện theo hướng dẫn của đối tượng để hủy gói hội viên. Đôi tượng hướng dẫn nạn nhân nhập thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng vào Website giả mạo, dụ dỗ nạn nhân thực hiện các lệnh chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản.