Theo Reuters, Romania đã có kế hoạch xây 2 tổ máy mới cho nhà máy điện hạt nhân từ cách đây hơn 10 năm. Khi đó, nhiều tập đoàn nước ngoài ngỏ ý muốn nhận dự án, bao gồm tập đoàn Trung Quốc và châu Âu. Cuối cùng, chỉ có China General Nuclear Power Group (CGN) là giành được hợp đồng.
Theo đó, năm 2015, đơn vị vận hành lò phản ứng điện hạt nhân lớn nhất của Trung Quốc, đã ký một thỏa thuận trị giá 7,7 tỷ USD để xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân tại Romania. Biên bản ghi nhớ được ký giữa CGN và công ty hạt nhân nhà nước Romania Nuclearelectrica SA, dành cho tổ máy 3 và 4 của nhà máy điện hạt nhân Cernavoda tại quốc gia châu Âu này. Một tuyên bố của CGN cho biết thỏa thuận bao gồm đầu tư, tài trợ, xây dựng, vận hành hoạt động.
Tuy nhiên, theo Taiwan News, năm 2020, thảo thuận đã bị chấm dứt do không đi đến thông nhất chung. Cụ thể, những thay đổi trong tình hình đàm phán cuối cùng đã dẫn đến quyết định của Romania về việc chấm dứt nhiều năm hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực xây dựng năng lượng hạt nhân.
Đến năm 2022, Romania lại lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân kiểu mới. Lúc này, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia châu Âu khác đã ngỏ ý tham gia nhưng đều bị từ chối. Dự án đã được ký kết với công ty NuScale Power của Mỹ, chuyên lắp ráp các lò phản ứng tương đối nhỏ trong các nhà máy, sau đó lắp ráp các modular lại với nhau trực tiếp trên công trường.
Khi dự án này thành công, Romania sẽ là quốc gia đầu tiên ở châu Âu có một lò phản ứng modular nhỏ, rẻ hơn và dễ sản xuất hơn so với các lò phản ứng hạt nhân truyền thống. Nhà máy điện hạt nhân kiểu mới sẽ nằm trên địa điểm của một nhà máy nhiệt điện cũ ở Deutschetu, cách Bucharest 90 km về phía Tây Bắc.
Dự án này được kỳ vọng sẽ giúp Romania xây dựng lò phản ứng modular nhỏ đầu tiên của châu Âu với mức giá đặc biệt rẻ hơn và nhỏ hơn so với các lò phản ứng hiện nay. Cùng với đó, đây là dự án đặc biệt nhằm giảm chi phí và thời gian thi công cho các nhà máy điện hạt nhân cũng như có vai trò đặc biệt trong việc giúp Romania giảm lượng khí thải carbon dioxide lên tới 4 triệu tấn/năm.
Nếu các nhà máy điện hạt nhân thông thường tiêu tốn khoảng 10 tỷ USD, thì nhà máy mới có mức đầu tư giảm tới gần 6 lần so với hiện nay (1,6 tỷ USD). Dự kiến, nhà máy này sẽ sản xuất điện năng vào khoảng 460 megawatt (MW).
Hiện nay, Romania vẫn lên kế hoạch xây lò phản ứng cho nhà máy điện hạt nhân mới và tiếp tục được Trung Quốc ngỏ ý tham gia.
Theo World Nuclear News, dự án nhà máy điện hạt nhân kiểu mới ở Romania sử dụng công nghệ tiên tiến của Mỹ. Một trong những điểm nổi bật trong công nghệ này là việc áp dụng các hệ thống kỹ thuật số để giám sát và vận hành hiệu quả nhà máy, bao gồm công nghệ mô phỏng và phân tích dữ liệu lớn. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu rủi ro và tăng cường an toàn hạt nhân.
Ngoài ra, công nghệ này cũng áp dụng các hệ thống tự động hóa và quản lý từ xa, cho phép điều khiển nhà máy hiệu quả mà không cần sự can thiệp trực tiếp từ con người trong các tình huống khẩn cấp.
Hơn nữa, công nghệ này còn bao gồm việc sử dụng phần mềm quản lý để dự đoán và xử lý các sự cố có thể xảy ra, đảm bảo sự ổn định và an toàn trong suốt vòng đời của nhà máy. Đặc biệt, công nghệ SMR của NuScale có tính năng làm mát tự động, giảm thiểu các yếu tố phụ thuộc vào điện lưới và giúp nhà máy hoạt động bền vững hơn trong điều kiện khắc nghiệt.