Khu đô thị Nam 32 của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 làm Chủ đầu tư sau nhiều năm chậm trễ do nợ thuế, chậm giải phóng mặt bằng vẫn chưa thể xây dựng. Người dân nhiều lần gửi đơn khiếu kiện nhưng vẫn chưa có chuyển biến. Vì thế, UBND huyện Hoài Đức vừa có văn bản yêu cầu Chủ đầu tư phải khẩn trương thực hiện dự án.
Gần 20 năm Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, nhiều hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp và dự kiến được đền bù bằng đất dịch vụ. Tuy nhiên, do chính sách chồng chéo, bất cập dẫn đến cản trở trong việc thực hiện giao đất dịch vụ.
Giá đất ở huyện Thanh Trì trong bảng giá đất mới ban hành cao nhất gần 117 triệu đồng/m2, trong khi đó Gia Lâm cao nhất 68 triệu đồng/m2, Hoài Đức cao nhất 53,3 triệu đồng/m2 còn Đông Anh cao nhất 46 triệu đồng/m2.
Theo TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, năm 2025, dự báo giá bất động sản tại Hà Nội có thể duy trì đà tăng nhẹ, tập trung vào các khu vực ven đô và gần hạ tầng lớn.
Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngoài 12 quận hiện hữu, định hướng đến năm 2030 dự kiến thành lập các quận: Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh và quận/thành phố, đô thị: Đan Phượng, Mê Linh.
Phiên đấu giá 20 thửa đất (LK01 và LK02) tại khu xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) chỉ thu hút hơn 100 nhà đầu tư tham gia nhưng giá chốt những lô đầu tiên vẫn cán mốc trên 100 triệu đồng/m2.
Theo ông Phạm Đức Toản, CEO Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bất động sản EZ (EZ Property), trước đây giá đất hàng trăm triệu/m2 chỉ nằm trong các quận, khu vực trung tâm Hà Nội, tuy nhiên, hiện nay mức giá này tại ngoại thành đã trở nên rất phổ biến.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, đến thời điểm hiện tại so với quý 1/2023, đất nền Hoài Đức đã tăng 81%, từ mức giá trung bình toàn thị trường là 55 triệu đồng/m2 lên mức 100 triệu đồng/m2.
Trong những ngày qua, dù mưa gió, đường ngập nước nhưng nhiều khách hàng vẫn tới văn phòng công chứng và chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở các huyện ngoại thành Hà Nội để thực hiện thủ tục giao dịch BĐS.
Theo Hà Nội Mới, tại họp báo về phổ biến các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024 diễn ra chiều 5/9, đã có nhiều thông tin "nóng" liên quan đến các phiên đấu giá đất tại 2 huyện: Thanh Oai, Hoài Đức (Hà Nội).
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, qua hai đợt đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) kết quả giá tăng cao đã phản ánh nhu cầu của người dân, nhưng bên cạnh đó cũng gây hệ luỵ cho thị trường bất động sản.
Ngay sau khi Thủ tướng có công điện yêu cầu chấn chỉnh việc đấu giá đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập đoàn kiểm tra, theo kế hoạch, sẽ kiểm tra tại các huyện Hoài Đức, Thanh Oai trong hôm nay (ngày 23/8).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội cho biết, hiện đơn vị đang phối hợp với cơ quan công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng có dấu hiệu đi "kích sóng, thổi giá" đất nền.
Theo công cụ lịch sử giá của nền tảng công nghệ Batdongsan.com.vn, mức giá trúng của 19 thửa đất tại phiên đấu giá tại xã Tiền Yên huyện Hoài Đức vừa diễn ra đang cao gấp 2 - 3 lần khoảng giá phổ biến