Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2023, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư này đã thu hút sự quan tâm của cả doanh nghiệp và người dân, khi nhiều “nút thắt” trong hoạt động vay và cho vay đã được tháo gỡ.
Cụ thể, quy định về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử vừa tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng, vừa phù hợp với định hướng chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Tổ chức tín dụng được thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào hoạt động tín dụng, góp phần đơn giản hóa quy trình, thủ tục.
Với những đổi mới này, khách hàng không phải đến các điểm giao dịch mà thao tác trên thiết bị điện tử, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Thông tin khách hàng được xác minh bằng phương tiện điện tử (eKYC); giao kết thỏa thuận cho vay dưới hình thức hợp đồng điện tử; hồ sơ vay vốn thiết lập dưới dạng dữ liệu điện tử, lưu trữ trên môi trường số…
Để kiểm soát nguồn dữ liệu định danh, khách hàng được xác thực bởi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân hoặc xác thực điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Nguồn dữ liệu định danh trong hoạt động eKYC có sự liên thông giữa các ngân hàng, mang tính chính thống và đáng tin cậy, bảo đảm hoạt động eKYC an toàn, lành mạnh, kịp thời phòng ngừa rủi ro gian lận.
Đặc biệt, việc vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống tiêu dùng thiết yếu, mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình (ví dụ như vay mua ô tô, mua trang thiết bị tiêu dùng...) không cần phải có phương án hay dự án. Theo đó, khách hàng chỉ cần thông tin về số tiền cần vay, mục đích sử dụng vốn vay, thời gian sử dụng vốn vay và chứng minh nguồn tiền để trả nợ.
Còn với những nhu cầu vay vốn mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở hay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất xây dựng nhà có giá trị lớn, khách hàng cần bổ sung phương án, dự án trong hồ sơ vay để có đầy đủ thông tin về mục đích vay vốn, cũng như chứng minh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Đồng thời, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN bổ sung quy định tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định cho khách hàng trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng khác với mục đích vay phục vụ nhu cầu đời sống. Quy định này tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận thêm nguồn vốn tín dụng ngân hàng, có cơ hội lựa chọn dịch vụ và tiện ích tốt hơn tại các tổ chức tín dụng.
Những điểm “mở” tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN đã tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính giải ngân vốn tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Hàng loạt tổ chức tài chính theo đó đã triển khai các chương trình cho vay trực tuyến, phát triển và hoàn thiện các giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Tiêu biểu, chương trình vay nhanh linh hoạt hợp tác giữa Viettel Money và Ngân hàng số Cake by VPBank có hạn mức cao nhất hiện nay là 30 triệu đồng kỳ hạn 36 tháng cùng lãi suất chỉ từ 35%/năm. Ngoài ra, gói PayDay - Vay ngắn ngày cung cấp các khoản vay ngắn hạn từ 30-45 ngày áp dụng cho khách hàng....với thu nhập từ 3 triệu đồng/ tháng, không yêu cầu thế chấp tài sản đảm bảo. Quy trình giải ngân chỉ 5 phút, nhận tiền trực tiếp trên ứng dụng Viettel Money.
Để hỗ trợ nhu cầu tài chính linh hoạt, chương trình Vay nhanh 15 triệu Viettel Money hợp tác cùng Mcredit cho phép thực hiện rút tiền nhiều lần mà không cần đăng ký vay lại.
Ngoài ra, Viettel Money cũng đã triển khai dịch vụ Vay tiêu dùng nhanh (Fast Money) để phục vụ nhu cầu mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong 2 tháng cuối năm, Viettel Money dự kiến ra mắt nhiều dịch vụ vay vốn đem lại phương án tài chính hữu hiệu nhất trong sinh hoạt và tiêu dùng như: Vay lương/Ứng lương; Thẻ tín dụng be - Cake; Vay trả góp xe VinFast sẵn sàng là trợ thủ đắc lực hỗ trợ vay vốn uy tín, giải ngân thuận lợi."