Việt Nam sở hữu hàng loạt các loại nông sản tỷ đô, trong đó hồ tiêu là mặt hàng nước ta đang chiếm đến 60% sản lượng xuất khẩu của thế giới với hơn 120 quốc gia tìm mua. Xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2024 đã ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Cụ thể, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 12/2024 đạt hơn 14.742 tấn với trị giá hơn 97,4 triệu USD, giảm 7,1% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với tháng trước đó. Giá xuất khẩu đạt 6.606 USD/tấn, tăng mạnh 73% so với cùng kỳ.
Tính đến hết năm 2024, hạt tiêu đã mang về cho Việt Nam hơn 1,3 tỷ USD, tương đương gần 250 nghìn tấn, giảm 6,2% về lượng nhưng tăng mạnh đến 44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân kim ngạch tăng cao là do nguồn cung giảm mạnh, giá xuất khẩu trở nên đắt đỏ.
Xét về thị trường, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều nhất hạt tiêu của Việt Nam với hơn 73.710 tấn, trị giá hơn 407,6 triệu USD, tăng mạnh 34% về lượng và tăng 84% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đứng thứ 2 là thị trường Đức với gần 15.851 nghìn tấn, trị giá hơn 90,9 triệu USD, tăng 70% về lượng và tăng mạnh 132% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là thị trường xuất khẩu hạt tiêu có mức tăng trưởng cao nhất. Giá ghi nhận xu hướng tăng mạnh 37%, đạt 5.734 USD/tấn.
Xếp thứ 3 là thị trường UAE với khối lượng tương đương với Đức, trị giá đạt 14.486 tấn, 68,4 triệu USD, tăng 20% về lượng và tăng 92% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Olam Việt Nam là doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất trong năm 2024 đạt 27.800 tấn, chiếm 11,1% và so với năm 2023 xuất khẩu tăng 36,9%.
Tiếp theo là các doanh nghiệp: Phúc Sinh 22.293 tấn, chiếm 8,9% tăng 41,1%; Nedspice Việt Nam 20.420 tấn, chiếm 8,1% tăng 6,4%; Haprosimex JSC 17.899 tấn, chiếm 7,1% tăng 63,8%; Trân Châu 16.210 tấn, chiếm 6,5% giảm 2,0% so với năm 2023.
Giá tiêu đã chứng kiến đà tăng mạnh kể từ đầu năm 2024 đến nay. Việc tăng giá hồ tiêu sẽ tiếp tục diễn ra do nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung lại hạn chế.
Nhìn chung, thị trường hạt tiêu nội địa khá trầm lắng với khối lượng giao dịch thấp. Theo nhận định, lượng hạt tiêu sẵn có để xuất khẩu trong tháng 1 và tháng 2 năm 2025 sẽ rất hạn chế, gây áp lực lớn lên lượng hàng tồn kho hiện tại, vì vụ thu hoạch chính sẽ bắt đầu vào tháng 3 hoặc tháng 4.
Theo ghi nhận, tồn kho trong dân đang thấp, vụ mùa năm tới đến muộn và quyền tự quyết bán hàng của nông dân cao hơn (thu nhập tốt giúp họ có thể không bán ngay mà trữ lại chờ giá lên).
Thêm vào đó, nhu cầu hạt tiêu đang có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc. Mùa lễ hội cuối năm đang đến gần đã làm gia tăng nhu cầu, trong khi các báo cáo về việc xuất khẩu giảm từ Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy sự tăng giá của thị trường, điều này tác động tích cực lên giá hạt tiêu toàn cầu.
Dự báo giá hạt tiêu sẽ bước vào chu kỳ tăng giá, diễn ra vào đầu năm 2025, chủ yếu do nguồn cung giảm. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển cao hơn