Dự án Việt Nam lập kỷ lục, lần khó nhưng không được lùi tiến độ: 16.000 người thi công ngày đêm, công nghệ cao vào cuộc

Minh Tiến | 15:52 09/07/2025

16.000 người đang tăng tốc thi công sân bay Long Thành.

Dự án Việt Nam lập kỷ lục, lần khó nhưng không được lùi tiến độ: 16.000 người thi công ngày đêm, công nghệ cao vào cuộc

Vào ngày 5/1/2021, sân bay Long Thành chính thức khởi công giai đoạn 1, nằm tại huyện Long Thành (Đồng Nai), có tổng diện tích gần 5.000ha và tổng mức đầu tư lên tới 16 tỷ USD (hơn 336.630 tỷ đồng).

Cào cuối năm 2024, thà thầu thi công nhà ga hành khách sân bay cho biết, do thi tuyển kiến trúc kéo dài, đại dịch làm chậm tiến độ thiết kế kỹ thuật và huy động chuyên gia nước ngoài. Gói thầu xây dựng nhà ga hành khách phải trải qua hai vòng đấu thầu, trong khi một số công trình dịch vụ hàng không thuộc dự án thành phần 4 chậm triển khai do lần đầu chọn nhà đầu tư gặp khó khăn, phải sửa đổi quy định pháp luật.

Tuy nhiên, vào sáng 3/12/2024, tại Đồng Nai, Thủ tướng đã đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành. Thủ tướng yêu cầu, sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn và đưa sân bay vào khai thác trước 28/2/2026.

Cùng với đó, trong cuộc họp tiến độ cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ, ACV cũng báo cáo những khó khăn trong việc rút ngắn thời gian, chủ yếu do thách thức khi mua sắm thiết bị từ nước ngoài (như hệ thống máy soi, băng tải hành lý…) và khối lượng thi công xây dựng của gói thầu 5.10 (nhà ga hành khách). Tuy nhiên, Thủ tướng đã chỉ đạo: “Trong trường hợp cần thiết, nghiên cứu phương án huy động các đơn vị thuộc lực lượng công an và quân đội tham gia thi công.”

Mới đây, theo Thông báo số 306/TB-VPCP ngày 18/6/2025 kết luận của cuộc họp triển khai Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, nhất định hoàn thành sân bay Long Thành giai đoạn 1 theo đúng tiến độ, trước ngày 31/12/2025.

Trong quá trình thi công, dự án đã đạt một cột mốc quan trọng khi  nâng thành công kết cấu mái thép nhà ga sân bay Long Thành "lên đỉnh". Mái thép của nhà ga có thiết kế đặc biệt, nặng tới 5.300 tấn, phần lớn là các liên kết dạng kết cấu hộp, được tổ hợp từ các tấm thép dày 30–70 mm, uốn cong theo hai chiều, đòi hỏi kỹ thuật thi công cực kỳ chính xác và trình độ chuyên môn cao. Tất cả các mối hàn đều phải đạt yêu cầu hàn ngấu toàn phần để đảm bảo kết cấu chịu lực liên tục, vừa an toàn vừa đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ khắt khe.

Việc nâng hạ module mái thép nặng tới 5.330 tấn lập nên kỷ lục trong lịch sử xây dựng ngành hàng không toàn cầu. Module kết cấu thép mái CEN của nhà ga Long Thành được giới chuyên gia đánh giá là một trong những module lớn nhất thế giới, không chỉ về trọng lượng mà còn về mức độ phức tạp trong khâu kết nối.

Ngay từ khi chính thức bắt tay vào dự án vào tháng 8/2023, đội ngũ kỹ sư đã bắt đầu nghiên cứu nhiều phương án nâng hạ khác nhau. Đến khoảng tháng 4/2024, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu mới thống nhất được phương án tối ưu, từ đó triển khai thiết kế, tính toán và lắp đặt, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất thế giới.

Vào ngày 7/7, Ban Quản lý Dự án sân bay Long Thành cho biết, các nhà thầu tham gia xây dựng sân bay Long Thành huy động 16.000 nhân lực cùng hàng nghìn phương tiện, máy móc thi công ngày đêm. Trong đó, với hạng mục nhà ga hành khách, liên danh nhà thầu huy động gần 5.500 nhân lực, thiết bị triển khai thi công.

Hiện nhà ga đã hoàn thành kết cấu bê tông cốt thép phần ngầm và 4 tầng; xây thô đạt gần 80% và đang hoàn thiện như sơn nước, trần, lắp đặt vách kính khung nhôm tại khu vực trung tâm và cánh nhà ga.

Về thiết bị nhà ga gồm có hệ thống xử lý hành lý; hệ thống soi chiếu hành lý ký gửi; hệ thống dẫn đậu tàu bay; hệ thống thang cuốn, thang bộ hành; hệ thống thang máy, ACV đã tăng cường đàm phán với những đối tác cung cấp thiết bị hàng không cho sân bay Long Thành, các đối tác cam kết cung cấp toàn bộ thiết bị trong quý 3 và quý 4/2025, rút ngắn từ 5 - 8 tháng so với hợp đồng.

Đặc biệt, công nghệ cao được ứng dụng vào quá trình thi công, điển hình như hệ thống kiểm soát bằng AI được ứng dụng nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, lực lượng chức năng.

Cụ thể, công nghệ AI nhận diện khuôn mặt để kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào dự án. Cụ thể, hệ thống camera giám sát, ứng dụng công nghệ AI nhận diện khuôn mặt và quét mã QR tích hợp để kiểm soát người ra vào khu vực xây dựng sân bay.

Việc trang bị công nghệ AI giúp nâng cao năng lực quản lý an ninh trật tự, điều phối giao thông tại đại dự án lớn nhất Việt Nam. Ban Quản lý dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho biết, mã QR này được tích hợp trên thẻ an ninh của Ban Quản lý dự án cấp cho tất cả người và phương tiện ra vào sân bay.

Chỉ cần quét mã QR một lần thì những lần sau, khi người và phương tiện ra vào cổng máy sẽ tự động quét đồng thời truyền dữ liệu hình ảnh, số lượt ra vào cũng như thời gian ra, vào cổng của mỗi người và phương tiện.


(0) Bình luận
Dự án Việt Nam lập kỷ lục, lần khó nhưng không được lùi tiến độ: 16.000 người thi công ngày đêm, công nghệ cao vào cuộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO