Lúc kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua, ngày 21/10 theo giờ Việt Nam, yen tăng vọt lên mức 144,5 JPY/USD, tăng hơn 7 JPY so với thấp nhất trong vòng 32 năm, là 151,94 yen, kết thúc chuỗi 12 phiên giảm liên tiếp. Mặc dù tăng trong phiên này, nhưng đồng yen vẫn kết thúc tuần giảm thứ 10 liên tiếp.
"Có vẻ như Bộ Tài chính (Nhật Bản) đang can thiệp vào thị trường tiền tệ. Chúng tôi đang thấy rất nhiều đô la được bán ra và đồng yên di chuyển gần như thẳng đứng", Karl Schamotta, chiến lược gia trưởng phụ trách thị trường của Corpay ở Toronto cho biết.
Ông Corpay thêm rằng: "Chúng tôi nghe nói có những khối lượng lớn tiền yen và đô la Mỹ đang được giao dịch. Điều đó thường có nghĩa là các tổ chức lớn hơn đang chuyển tiền hoặc một ngân hàng trung ương đang can thiệp. Bằng chứng rõ ràng nhất là quy mô bán USD đang diễn ra."
Diễn biến tỷ giá đồng yen ngày 21/10.
Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần thứ hai kể từ tháng 9, Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ để tăng giá đồng yên.
Đồng yen Nhật đã giảm khoảng 22% so với đồng USD trong năm nay do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tuân theo chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương lớn khác tích cực tăng lãi suất.
Bộ Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki từ chối bình luận về vấn đề này.
Đồng Yên giảm giá đang đẩy chi phí nhập khẩu và chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình Nhật Bản tăng cao, tạo áp lực lên Thủ tướng Fumio Kishida để ngăn chặn đà giảm không ngừng của đồng yen.
Diễn biến tỷ giá JPY/USD.
Đồng USD cũng biến động mạnh so với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt. Lúc kết thúc ngày 21/10 theo giờ Việt nam, chỉ số Dollar index (DXY) – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – giảm 0,63% so với phiên liền trước, xuống 112,176 JPY/USD. Trước đó, trong gần suốt ngày 21/10, DXY vẫn tăng khá mạnh do USD tăng so với JPY trong gần suốt tuần.
Mặc dù giảm trong phiên vừa qua, song DXY có lúc đạt mức cao nhất trong vòng 3 tuần trong bối cảnh tiếp tục không chắc chắn về triển vọng nền kinh tế toàn cầu - đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Đồng thời, dù giảm giá song DXY vẫn gần mức cao nhất trong vòng 2 thập kỷ.
Đồng bảng Anh cũng chịu áp lực, giảm 0,033% xuống 1,253 USD khi đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh chuẩn bị chọn thủ tướng thứ ba của đất nước chỉ trong vòng hai tháng sau khi Liz Truss từ chức hôm thứ Năm.
Diễn biến tỷ giá đồng bảng Anh.
Nhân dân tệ của Trung Quốc hôm thứ Sáu đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng đô la kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, bất chấp nỗ lực của các ngân hàng quốc doanh lớn nhằm ổn định thị trường.
Thông tin từ Reuters cho biết các ngân hàng nhà nước ở Trung Quốc cũng đã bán đô la trên thị trường ngoại hối trong nước để ngăn giá giao ngay suy yếu qua mức 7,25 CNY/USD.
Đồng nhân dân tệ trên thị trường nội địa kết thúc phiên giao dịch trong nước giảm 0,46% xuống 7,2494 CNY/USD, mức đóng cửa yếu nhất kể từ ngày 14 tháng 1 năm 2008.
Tính chung cả tuần, CNY giảm 0,78% do USD tiếp tục tăng mạnh gây áp lực lên tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi, đưa mức giảm giá từ đầu năm đến nay lên tới 12,3%.
Các nhà giao dịch cho biết sự suy yếu của đồng nhân dân tệ có thể vẫn tồn tại, phản ánh sức mạnh rộng lớn của đồng đô la khi các quan chức Fed có dấu hiệu lùi bước trước trong cuộc chiến lạm phát.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin cũng biến động mạnh trong phiên vừa qua, có lúc xuống mức 18.700 USD.
Giá bitcoin ngày 21/10.
Giá vàng tăng vọt do nhà đầu tư nghi ngờ về lộ trình tăng lãi suất của Fed.
Lúc kết thúc phiên giao dịch 21/10 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 1% lên 1.644,38 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12 tăng 0,7% lên 1.648,70 USD.
Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa của TD Securities, cho biết: "Một bài báo trên tờ Wall Street Journal đề cập đến tốc độ tăng lãi suất đang được chú ý rất nhiều đối với những người tham gia (thị trường)." WSJ báo cáo rằng các quan chức Fed đang chuẩn bị hướng tới một đợt tăng lãi suất khác, thêm lên 0,75 điểm phần trăm vào tháng 11, trong khi một số người đã bắt đầu báo hiệu mong muốn sớm giảm tốc độ tăng.
Tham khảo: Refinitif, Coindesk