Tính đến tháng 10 năm 2024, Campuchia có 1.273 nhà máy do các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, chiếm 54,7% trong tổng số 2.326 nhà máy sản xuất công nghiệp trên toàn đất nước. Tổng số tiền đầu tư các nhà máy này là 9,08 tỷ USD, chiếm 45,49% tổng vốn đầu tư của toàn Campuchia.
Điều này đã được đề cập tại cuộc họp giữa Hem Vanndy, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Campuchia và Vương Văn Bân, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, mới đây, theo tường thuật của Khmer Times.
Ông Vanndy cho biết Campuchia và Trung Quốc có tình hữu nghị lâu đời và sự hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và công nghệ đóng vai trò là trụ cột chính của 'Hợp tác Kim cương' giữa hai nước.
Bộ trưởng Vanndy cho biết "Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Campuchia trong lĩnh vực sản xuất, một lĩnh vực sẽ tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng của Campuchia trong tương lai".
Khi Campuchia chuẩn bị thoát khỏi tình trạng Quốc gia kém phát triển nhất vào năm 2029, quốc gia này mong muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là trong sản xuất nguyên liệu thô trong nước để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, Bộ trưởng nói thêm.
Ông Vanndy cũng đề xuất tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chính như tiêu chuẩn hóa, đo lường, dịch vụ phòng thí nghiệm và cung cấp nước.
Về phần mình, Đại sứ Trung Quốc đã ghi nhận thành công của những sự hợp tác này.
Wenbin cảm ơn Campuchia vì đã ủng hộ các sáng kiến quốc tế của Trung Quốc và mời Campuchia tham dự các sự kiện sắp tới do Trung Quốc tổ chức, bao gồm cuộc họp Hành lang đổi mới Mekong-Lancang và Hội nghị AI vào năm 2025.
Tại Diễn đàn về Hợp tác kinh tế số Campuchia-Trung Quốc tại Phnom Penh vào thứ Hai, Đại sứ Trung Quốc đã đánh giá cao tình hữu nghị sắt đá góp phần vào sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước.
"Chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai, những cột mốc hợp tác mới giữa Trung Quốc và Campuchia sẽ nhiều hơn và tình hữu nghị sắt đá giữa hai nước sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với quan hệ quốc tế", Wang nói.
Campuchia muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc
"Campuchia và Trung Quốc có tình bạn lâu dài, và sự hợp tác của chúng tôi trong ngành công nghiệp và công nghệ đóng vai trò là trụ cột chính của Hợp tác Kim cương giữa hai nước", Xinhua dẫn lời ông Hem Vanndy nói.
"Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Campuchia trong lĩnh vực sản xuất, một lĩnh vực sẽ tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng của Campuchia trong tương lai", ông cho biết.
Vị bộ trưởng Campuchia nói tiếp: "Khi chúng tôi chuẩn bị thoát khỏi tình trạng Quốc gia kém phát triển nhất vào năm 2029, chúng tôi mong muốn tăng cường hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt là trong sản xuất nguyên liệu thô tại địa phương để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường".
Neak Chandarith, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của Campuchia, cho biết các doanh nghiệp do Trung Quốc tài trợ đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thúc đẩy nền kinh tế Campuchia và cải thiện sinh kế của người dân địa phương.
"Các dự án do Trung Quốc đầu tư theo Sáng kiến Vành đai và Con đường như Khu kinh tế đặc biệt Sihanoukville, các nhà máy thủy điện, Đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville, Sân bay quốc tế Siem Reap Angkor, đường sá và cầu cống, cùng nhiều dự án khác, đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế của vương quốc", ông nói với Xinhua.
Hiệp định thương mại tự do Campuchia-Trung Quốc (CCFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã tạo thêm động lực cho thương mại song phương giữa Campuchia và Trung Quốc, thu hút đầu tư mới, Lim Heng, Phó chủ tịch Phòng thương mại Campuchia cho biết.
"Theo FTA Campuchia-Trung Quốc và RCEP, các nhà đầu tư Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài khác coi Campuchia là một trung tâm đầu tư tiềm năng cho xuất khẩu", Heng nói với tờ Khmer Times.