Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu….là những khu vực mới đón loạt ông lớn BĐS đổ bộ những năm qua. Từ một thị trường BĐS gần như không ai biết đến, các khu vực này đang là mảnh đất của khá nhiều dự án BĐS khu đô thị, có quy mô lớn từ hàng chục đến hàng trăm héc-ta.
Nếu Long An là địa phương đã đón các ông lớn về đầu tư từ trước đó thì các khu vực mới của Tây Nam Bộ như Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng… đang là điểm đến mới đáng chú ý của các doanh nghiệp địa ốc.
Cần Thơ là “điểm dừng chân” của loạt ông lớn như Novaland, Đất Xanh, Nam Long Group, Tập đoàn KITA, T&T, Sovico, Hòa Phát, Phú Cường, Văn Phú Invest… ; các dự án BĐS quy mô xuất hiện tại khu vực này đang làm thay đổi diện mạo của Tp.Cần Thơ những năm qua. Phải kể đến loạt dự án như khu đô thị Nam Long Cần Thơ 80 ha, KĐT Thành Đô, Vĩnh Thạnh Center, Stella Mega City, KĐT An Bình, Cara River Park Cần Thơ…Trong đó, ngoài phân khúc nhà phố - biệt thự thì tại thị trường khu vực này xuất hiện phân khúc căn hộ cao cấp làm đa dạng sự lựa chọn của người mua.
Một trong số đó phải kể tới động thái của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khi Tập đoàn Sovico muốn đầu tư hàng loạt dự án BĐS lớn, quỹ đất dự kiến lên tới 2.600ha tại Cần Thơ. Theo thông tin từ UBND TP Cần Thơ, các dự án này bao gồm: Khu Logistic và Công nghiệp Hàng không Cần Thơ tại đường Võ Văn Kiệt, quận Bình Thủy (quy mô khoảng 1.650 ha, giai đoạn 1 khoảng 350 ha); Khu đô thị du lịch sinh thái Phong Điền, huyện Phong Điền (quy mô khoảng 1.000 ha) và dự án Nhà bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay quốc tế Cần Thơ (1,8 ha).
Hay 3 dự án mà Hoà Phát muốn đầu tư tại Cần Thơ, gồm: Khu đô thị thương mại - dịch vụ tại TP Cần Thơ, tổng quy mô hơn 540 ha. Trong đó, Khu đô thị thương mại - dịch vụ cao cấp tại quận Bình Thủy (452 ha); Khu đô thị thương mại - dịch vụ tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng quy mô 88,2 ha; Khu đô thị thương mại - dịch vụ tại đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều (6,24 ha)… cũng khiến thị trường BĐS nơi đây rục rịch.
Cần Thơ được nhiều chuyên gia địa ốc đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng phát triển đô thị nhất khu vực miền Tây Nam, bởi sự phát triển về du lịch, dịch vụ cũng như hạ tầng đô thị. Nhất là khi có thông tin triển khai tuyến cao đường sắt cao tốc kết nối Tp.HCM với Cần Thơ, thì BĐS khu vực này càng thêm sôi động hoạt động đầu tư các dự án.
Chia sẻ mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS TP Cần Thơ cho biết, hiện các giao dịch tại Cần Thơ khá nhộn nhịp, đa số rơi vào nhóm sản phẩm căn hộ chung cư dưới 1.2 tỷ đến dưới 2 tỷ, sản phẩm đất nền gần khu công nghiệp dưới 1 tỷ, nhà phố xây sẵn giá hơn 2 tỷ… trong khi các dự án ra thị trường đa dạng và tính thanh khoản cũng khá ổn định. Động thái phát tr
Hậu Giang cũng đang là “mảnh đất màu mỡ”, giàu tiềm năng hút dòng tiền của doanh nghiệp địa ốc. Nằm trên tuyến lưu thông của tiểu vùng Tây sông Hậu, Hậu Giang có điều kiện thuận lợi để kết nối với các tỉnh trong khu vực như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, TP. Cần Thơ.
Theo kế hoạch đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030, hơn 9.400 tỷ đồng sẽ được đầu tư để hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa hạ tầng giao thông Hậu Giang và liên kết vùng.
Có thể thấy, với quỹ đất dồi dào cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Hậu Giang đang là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư. Những năm gần đây, nơi đây thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư từ doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước. Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn Tỉnh có gần 500 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 123.860 tỷ đồng, 30 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 552 triệu USD. Toàn Tỉnh có 4.620 doanh nghiệp, tổng vốn hơn 46.960 tỷ đồng; 49.195 hộ kinh doanh cá thể.
Những năm gần đây, Hậu Giang cũng bắt đầu thu hút nhiều nhà đầu tư từ đa dạng lĩnh vực với nhiều doanh nghiệp lớn như: Vingroup, Cát Tường Group, Tân Hiệp Phát, Masan… với các lĩnh vực như nông nghiệp công nghệ cao, thuỷ hải sản, bất động sản, thương mại dịch vụ, nước uống, bao bì, năng lượng, chế tạo công nghiệp nặng…
Riêng ở lĩnh vực BĐS, loạt dự án trên địa bàn Hậu Giang với quy mô lớn của các “ông lớn” địa ốc như FLC, Đất Xanh, Vingroup, DIC Group, TNR Holdings, Cát Tường Group… đã và đang “khoấy động” thị trường nơi đây. Chẳng hạn, khu đô thị mới thị xã Ngã Bảy 2 của TNR Holdings; FLC đang xin phép đầu tư với khu nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang dự kiến quy mô 232ha; Tập đoàn Vingroup với tổ hợp Vincom Hậu Giang (TP. Vị Thanh); Đất Xanh Tây Nam Bộ với Dự án Tây Đô Ecopark (Châu Thành A, Hậu Giang); Dự án Khu đô thị mới Mái Dầm Hậu Giang (Vạn Phát Sông Hậu) tại Châu Thành; Dự án Victory City Hậu Giang (DIC) tại Vị Thanh….
Động thái các doanh nghiệp đổ về Hậu Giang để săn tìm quỹ đất cho thấy, mảnh đất vốn ít ai biết đến lại đang là cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp BĐS.
Ngoài Cần Thơ, Hậu Giang thì Cà Mau cũng đang thu hút sự chú và đổ bộ của nhiều đại gia địa ốc. Thị trường BĐS nơi đây lọt vào tầm ngắm của các đại gia như Vingroup, FLC, T&T, Tập đoàn Tuần Châu,...
Chẳng hạn, 3 Tập đoàn T&T và UBND tỉnh Cà Mau đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực: đầu tư bất động sản, hạ tầng giao thông, cảng biển và logistics, năng lượng, du lịch và thương mại dịch vụ. Theo đó, ông lớn này đang nghiên cứu lập quy hoạch, thực hiện đầu tư sân bay Cà Mau, cảng nước sâu Hòn Gai, tuyến cao tốc từ TP Cà Mau tới Mũi Cà Mau, khu đô thị liên hiệp thể dục thể thao. Trong khi đó, tham vọng của chúa đảo Tuần Châu lại mong muốn xây dựng thành phố hải sản 500ha ở Cà Mau.
Bạc Liêu, vốn là vùng đất ít ai biết cũng đang lọt tầm ngắm của các đại gia địa ốc. Nhờ việc phát triển đô thị nhanh mà hàng loạt ông địa ốc đã có mặt như Vingroup, FLC, Đất Xanh,...
Có thể kể tới loạt dự án như dự án nhà ở mật độ cao Hiệp Thành - Vĩnh Trạch Đông (hơn 11 ha), Dự án nhà ở kết hợp quảng trường Vĩnh Trạch Đông (hơn 12 ha) và Dự án nhà ở kết hợp công viên cây xanh Vĩnh Trạch Đông (hơn 8,5 ha) do FLC dự kiến đầu tư.
Có thể thấy, Bạc Liêu là tỉnh dẫn đầu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có số điểm du lịch tiêu biểu nhiều nhất với doanh thu dịch vụ - du lịch liên tục tăng. Chính sự phát triển của du lịch đã tạo động lực phát triển cho xã hội, đặc biệt là BĐS.
Thời gian gần đây, Bạc Liêu được xem là một trong những tỉnh ở khu vực miền tây nam bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Hàng loạt các con đường đang thi công mở rộng, xây mới, dự á bất động sản đua nhau mọc lên. Khu vực trung tâm thành phố Bạc Liêu, xuất hiện loạt khu đô thị như Khu đô thị Hoàng Phát (phường 1); khu đô thị Tràng An (phường 8); khu dân cư phường 5...
Nơi đây cũng từng xảy ra tình trạng BĐS nóng sốt khi nhiều dự án hạ tầng giao thông của tỉnh được mở ra kết nối trung tâm thành phố với biển Bạc Liêu.
Những năm gần đây, thị trường BĐS Bạc Liêu sôi động khi có sự tham gia của các tập đoàn lớn như: Đất Xanh, FLC, BĐS Nhịp Cầu Địa Ốc…
Theo UBND thành phố Bạc Liêu, từ đầu năm 2019 đến nay, tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho ít nhất 8 dự án có quy mô lớn. Trong đó có 7 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư lên đến gần 2.000 tỷ đồng và 1 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD.
Dự kiến sắp tới khi đường cao tốc nối Tp.HCM với các tỉnh Miền Tây hoàn thành thị trường BĐS nơi đây sẽ “bắt nhịp mới” với các nhà đầu tư.
Ngoài ra, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng…dù còn khá mới mẻ nhưng cũng là các mảnh đất nằm trong tầm ngắm của các doanh nghiệp địa ốc.
Chia sẻ tại Talk show mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, thời gian qua BĐS khu Tây Nam Bộ được chú ý do hạ tầng giao thông phát triển cùng động thái đổ bộ của loạt ông lớn BĐS. Từ một vùng đất ít biết đến về BĐS thì hiện nơi đây đã xuất hiện các phân khúc đa dạng từ đất nền, nhà phố, biệt thự đến shophouse, căn hộ cao cấp…Đặc biệt, quỹ đất dồi dào, nhiều ông lớn phát triển các dự án quy mô hàng trăm đến hàng ngàn ha tại khu vực này, tạo nên dấu ấn đậm nét trên thị trường BĐS.
“Nguồn cung BĐS Tây Nam Bộ đang có xu hướng tăng trong năm 2022 và các năm trở đi. Hiện khu vực này vẫn đang đón nhiều dự án lớn đổ bộ. Đất nền lẻ vẫn chiếm tỉ trọng lớn tại các khu vực; giá cũng biến động tăng nhanh”, ông Kiệt nhấn mạnh.
Vị chuyên gia này chỉ ra, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn đang thúc đẩy khu vực phát triển đô thị hoá. Chẳng hạn, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận thông xe vào tháng 4/2022; Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng với tổng vốn đầu tư gần 45.000 tỉ đồng, dự kiến khởi công vào năm 2023; cùng hàng loạt dự án cảng, công nghiệp…đang được xúc tiến đầu tư tại đây tạo nên điểm nhấn cho khu vực Tây Nam Bộ.
Ông Kiệt cũng chỉ ra các xu hướng phát triển BĐS tại thị trường khu vực này trong thời gian tới. Thứ nhất, Tây Nam Bộ sẽ phát triển mạnh các đại đô thị có quy mô lớn, trong đó nhà phố, biệt thự xây sẵn đầy đủ tiện ích. Thứ hai, nhóm sản phẩm nhà vườn sinh thái gần gũi thiên nhiên, sông nước. Thứ ba, mô hình căn hộ cao cấp cung cấp dịch vụ quản lý, tiện ích cho nhóm khách hàng trẻ. Nhóm sản phẩm này sẽ phù hợp cho việc khai thác cho thuê. Thứ tư, BĐS du lịch nghỉ dưỡng miền sông nước cũng sẽ trở thành xu hướng nghỉ dưỡng tại Tây Nam Bộ được nhiều người quan tâm.
“Sự thay đổi và phát triển hạ tầng đang góp phần thay đổi diện mạo thị trường khu vực Tây Nam Bộ. Giai đoan 2023-2030 sẽ là giai đoạn phát triển mạnh hạ tầng giao thông, công nghiệp, du lịch và đô thị hoá của miền Tây. Nhiều mô hình BĐS hiện đại sẽ được du nhập và phát triển. Điều này làm phong phú thêm chủng loại và phân cấp các sản phẩm BĐS”, chuyên gia CBRE Việt Nam nhấn mạnh.