Trong bối cảnh các địa phương đã hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp (cấp xã, cấp tỉnh), khi Công dân mở app VNeID sẽ thấy dữ liệu (đặc biệt liên quan đến địa giới hành chính) sẽ có nhiều sai lệch. Vậy người dân cần lưu ý điều gì?
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh có ý kiến chỉ đạo về giao nhiệm vụ triển khai các công việc liên quan dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (đoạn qua địa phận TP. Hồ Chí Minh).
Theo dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), địa phương được đề xuất giữ lại 50% nguồn thu từ khai thác quỹ đất dọc tuyến đường sắt quốc gia sau khi trừ chi phí. Đối với đường sắt địa phương, chính quyền địa phương cấp tỉnh được giữ lại 100% vào ngân sách địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg ngày 16/6/2025 yêu cầu các bộ ngành địa phương hoàn thành tích hợp Hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) với Cổng TTĐT bộ, ngành, địa phương trước ngày 20/6.
Bộ Tài chính yêu cầu các tỉnh, thành khẩn trương hoàn tất xử lý tài sản công dôi dư trước ngày 1/7/2025 khi nhiều địa phương đang chậm tiến độ và thiếu phương án cụ thể sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Những địa phương dám đi con đường khác biệt đang chứng minh: nếu thể chế cho phép thử nghiệm, các mô hình phát triển đột phá hoàn toàn có thể hình thành từ những vùng đất tưởng chừng như không thể.
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, trong đó giao chính quyền các tỉnh, thành xây dựng tiêu chí phù hợp thực tiễn địa phương để xét duyệt người được mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, với tổng vốn đầu tư hơn 60 tỷ USD, được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội để Việt Nam tạo hành lang kinh tế liên vùng, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho các địa phương nơi dự án đi qua.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, việc điều chỉnh mức dư nợ của ngân sách địa phương đã được đánh giá kỹ lưỡng trên cơ sở tương quan với chỉ tiêu an toàn nợ công.