CSR (Corporate social responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) là một dạng hoạt động có quy tắc được các doanh nhân nghiệp đưa ra nhằm đóng góp cho các mục tiêu xã hội. Doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức.
Sáng kiến CSR đều tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp
Với kinh nghiệm làm việc cho World Bank Việt Nam với vai trò là Kinh tế trưởng, ông nhận thấy sự phát triển của các hoạt động CSR tại Việt Nam như thế nào?
CSR không phải là một khái niệm mới trên toàn cầu, nhưng rõ ràng CSR đã trở nên quan trọng hơn tại Việt Nam trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp sẵn sàng mất thêm chi phí khi hoạt động để đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Ví dụ như, một công ty chế biến thực phẩm chọn trả nhiều tiền hơn cho nông dân để cung cấp cho họ những sản phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng nhất. Hoặc một công ty bán trái cây và rau quả lựa chọn các sản phẩm được sản xuất từ các phương pháp sản xuất hữu cơ.
Hiện nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam đều sẵn sàng thực hiện trách nhiệm của mình với xã hội. Họ luôn cam kết kinh doanh với mục đích tốt, vì lợi ích của xã hội nhiều hơn là vì lợi nhuận.
Ở một khía cạnh khác, kinh doanh có trách nhiệm với xã hội sẽ tạo được nhiều thiện cảm từ khách hàng, nhờ đó các sản phẩm của những doanh nghiệp này được tin tưởng hơn. Thậm chí, những doanh nghiệp này có thể đưa ra mức giá cao hơn các sản phẩm khác nhưng vẫn được người tiêu dùng ủng hộ.
Theo tôi, bất kể động cơ của các doanh nghiệp là gì, để gây ấn tượng với khách hàng thì hoạt động vì lợi ích xã hội sẽ giúp doanh nghiệp hưởng lợi nhiều hơn. Đây chính là một trong những lý do tại sao CSR ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Hoạt động CSR tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam?
Các sáng kiến đi theo nguyên tắc CSR đều tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp. Đơn giản như, nhờ vào CSR, nông dân có thu nhập tốt hơn, phân bón được sử dụng ít hơn trong nông nghiệp, các tòa nhà có giá trị di sản được bảo vệ hay trẻ em ở vùng khó khăn được nhận được học bổng nhiều hơn.
Không chỉ vậy, hoạt động CSR còn tác động tích cực vào đời sống của chúng ta như người tiêu dùng được cung cấp nhiều sự lựa chọn tốt hơn. Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ có thể mua trái cây và rau quả được sản xuất trong quy trình sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, thì bây giờ họ sẽ được chọn các sản phẩm hữu cơ, ngon hơn và lành mạnh hơn. Tất cả những điều này đều tạo ra hiệu ứng tích cực cho xã hội, vì vậy nên hoan nghênh, khuyến khích thực hiện CSR nhiều hơn.
Xét về mặt phát triển kinh tế, CSR sẽ là một trong những yếu tố góp phần tạo phát triển bền vững trong dài hạn. Theo tôi, những chuyển đổi tạo ra bước nhảy vọt cho nền kinh tế đến từ cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giáo dục và y tế được cải thiện, hội nhập nhiều hơn vào thị trường quốc tế. Chính vì vậy, các sáng kiến CSR của doanh nghiệp sẽ là một trong những nhân tố tạo ra sự nhảy vọt phát triển cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, tôi muốn nhấn mạnh rằng, CRS sẽ không thể thay thế cho các chính sách phát triển mà chính phủ thực hiện.
Giải thưởng đầu tiên tạo sự khác biệt lớn nhằm thúc đẩy sáng kiến CSR tại Việt Nam
Human Act Prize (HAP) là một giải thưởng nhằm tôn vinh các sáng kiến CSR. Theo ông, giải thưởng này sẽ mang lại những thay đổi như thế nào cho nền kinh tế - xã hội của Việt Nam?
Các hoạt động CSR tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ giải thưởng này. Vì ban giám khảo của HAP bao gồm các doanh nhân, chuyên gia và nghệ sĩ nên việc giành được một trong những giải thưởng của HAP là sự công nhận lớn.
Cùng với tầm ảnh hưởng của giải thưởng và sức lan tỏa mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông, tôi tin HAP sẽ giúp các các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững được người biết đến và đón nhận.
Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, tiêu chí lựa chọn các giải thưởng HAP rất nghiêm ngặt, từ đó tạo độ tin cậy cao cho các sáng kiến giành được giải thưởng. Với tôi, uy tín là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của CSR.
HAP khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội vì sự phát triển bền vững như thế nào?
Tôi kỳ vọng rằng, giải thưởng HAP sẽ được tổ chức trong các năm tới, với nhiều bài dự thi hơn nữa, và chất lượng của giải thưởng sẽ được nâng lên. Với tiêu chuẩn và uy tín cao, HAP sẽ là giải thưởng đầu tiên tạo ra khác biệt lớn trong việc thúc đẩy sáng kiến CSR tại Việt Nam.
Điều này góp phần giúp đất nước vượt qua giai đoạn phát triển khó khăn hiện nay nhanh hơn. Thậm chí, các sáng kiến CSR có thể giúp ích rất nhiều! Theo tôi, HAP có đóng góp quan trọng vào việc lan tỏa các sáng kiến CSR tại Việt Nam.
Theo tôi, khi thực hiện các sáng kiến CSR, các doanh nghiệp nên ghi nhớ ba điều. Đầu tiên là phải chọn lọc. Mọi doanh nghiệp luôn cố gắng cung cấp sản phẩm, dịch tốt tốt nhất đến người tiêu dùng, nhưng sẽ tốt hơn nếu tập trung vào các hoạt động được khách hàng đánh giá cao và công ty có thể làm tốt hơn.
Thứ hai là trao đổi. Mọi doanh nghiệp muốn làm những điều tốt cho xã hội, nhưng có thế những nỗ lực hoạt động theo CSR của họ sẽ không được đền đáp. Hoạt động theo CSR không phải để tranh luận hay khoe khoang, thay vào đó, mỗi công ty nên có một bộ phận quan hệ công chúng, kết nối với người tiêu dùng nhiều hơn và giới thiệu những gì doanh nghiệp đang làm.
Thứ ba là uy tín. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các sáng kiến CSR có thể mang lại lợi nhuận, tạo ra động lực mạnh mẽ giúp doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, các hoạt động CSR không chỉ tối ưu chi phí mà còn giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý từ khách hàng.
Nền kinh tế “xanh” là chìa khóa cho phát triển bền vững
CSR và HAP đều hướng tới phát triển bền vững. Vậy theo ông, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nào trong phát triển bền vững?
Trong bối cảnh nền kinh tế năng động cao sẽ có nhiều cơ hội tạo lợi nhuận rất lớn. Nhưng đồng thời, thách thức ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam khá nhiều. Việt Nam cũng đang phải đối mắt với những vấn đề như môi trường, bảo tồn di sản quốc gia…
Ở đó, các doanh nghiệp hoạt động chỉ vì lợi ích của bản thân có thể tác động không tốt đến môi trường, khiến cho một số nhóm yếu thế trong xã hội bị tổn thương.
Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu là xây dựng năng lực để ngăn chặn những thiệt hại từ sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Việt Nam cần nỗ lực thực thi các chính sách bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản và chăm sóc những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Theo ông, tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội trong việc giải quyết các thách thức về phát triển bền vững ở Việt Nam là gì?
Việt Nam cần các chính sách phát triển mạnh mẽ liên quan đến cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh doanh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần các tổ chức được trao quyền có thể bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa và đảm bảo hòa nhập xã hội.
Đặc biệt, một mình Chính phủ thực hiện là không đủ mà cần có sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và bản thân mỗi người dân. Doanh nghiệp nỗ lực đổi mới, đưa sản phẩm mới ra thị trường, cùng với đó Nhà nước hướng dẫn và điều tiết. Dù doanh nghiệp làm gì thì cũng nên có trách nhiệm hơn với xã hội và điều này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.
Đối với mỗi cá nhân, họ có vai trò rất quan trọng trong việc kêu gọi sự chú ý đến các vấn đề, đề xuất các cách giải quyết và giám sát doanh nghiệp hoạt động.
Theo ông, đâu sẽ là chìa khóa cho phát triển bền vững ở Việt Nam?
Tập trung vào nền kinh tế "xanh" sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so với một quốc gia tập trung vào sản xuất dầu hoặc khai thác than. Một nền kinh tế có tài sản chính là tài năng của con người chắc chắn sẽ hoạt động tốt hơn trên môi trường quốc tế.
Ngoài ra, mọi quốc gia đều cần năng lượng, và mọi quốc gia cần cung cấp cơ hội việc làm cho những lao động kém kỹ năng hơn. Vì vậy, điều đầu tiên là phải suy nghĩ về các cách để phát triển nhiều lĩnh vực bền vững hơn. Do đó, nên chuyển sang dùng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Tôi cho rằng một nhân tốt nữa gắn liền với phát triển bền vững tại Việt Nam đó là quá trình đô thị hóa. Các thành phố vẫn đang được xây dựng hay tắc nghẽn giao thông sẽ gây ra tác động xấu đến môi trường. Không chỉ vậy, việc tập trung vào xây dựng đường cao tốc và trung tâm mua sắm có thể làm mất đi một số nét đẹp văn hóa của một quốc gia.
Chính vì vậy, những gì chúng ta làm với không gian sống có thể quan trọng hơn những gì chúng ta làm với các lĩnh vực khác. Theo đó, suy nghĩ về các sáng kiến có trách nhiệm liên quan đến các thành phố và di sản sẽ cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững. Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, CSR nói chung hay HAP nói riêng sẽ giúp ích rất nhiều cho phát triển bền vững.
"Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.
Các dự án tham gia giải thưởng sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đại diện cho các giá trị và Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize đang thúc đẩy, bao gồm tính cam kết, tính bền vững, tính sáng tạo, tính tác động, tính lan tỏa.
Rất mong giải thưởng có thể nhận thêm nhiều sự quan tâm cũng như đóng góp của cộng đồng!
Website chính thức: https://humanactprize.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/Human...