Chứng khoán tuần qua: Giao dịch ảm đạm, sắc đỏ phủ sóng

Thu Thủy | 10:17 17/09/2022

Chứng khoán có một tuần giao dịch ảm đảm, VN-Index tiếp tục giảm gần 15 điểm, khối lượng giao dịch duy trì ở mức thấp. Rủi ro ở mức cao, khi khối ngoại tập trung nghiêng về bên bán ròng với tổng giá trị 3 sàn lên đến 1.129,9 tỷ đồng.

Chứng khoán tuần qua: Giao dịch ảm đạm, sắc đỏ phủ sóng
Một tuần giao dịch ảm đạm, sắc đỏ phủ sóng thị trường .

Tính trên 5 ngày giao dịch tuần qua, VN-Index giảm 1,18% tương đương mất 14,75 điểm, HNX-Index giảm 4,13%, mất 11,75 điểm Phiên giao dịch cuối tuần VN-Index giảm 11,63 điểm, kết phiên hạ xuống mức 1.234,03 điểm; HNX-Index giảm 6,81 điểm, dừng mức 272,88 điểm.

Trên sàn chính HoSE, khối lượng giao dịch khớp lệnh giảm 18,78% so với tuần trước đạt hơn 471 triệu cổ phiếu/phiên. Sàn HNX giảm 19,75%, trung bình khớp lệnh đạt hơn 76 triệu cổ phiếu/ phiên.

dd.png

Thống kê giao dịch trên HoSE tuần qua.

Chứng khoán tiếp tục có một tuần giao dịch ảm đảm, khi các chỉ số chính giảm điểm mạnh, VN-Index quay lại chu kỳ tương tự tuần trước, tăng tương đối tốt ở đầu tuần, và nhanh chóng giảm điểm ở phiên giữa tuần, các giá trị loanh quanh gần tham chiếu.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ báo cáo lạm phát quan trọng tháng 8 của Mỹ tăng mạnh hơn dự báo, các chỉ số chính trên thị trường chứng khán thế giới đồng loạt giảm mạnh.

screenshot-165-.png

Thống kê giao dịch trên HNX tuần qua.

Trong phiên giao dịch ngày 14/9, chỉ số VN-Index lao dốc không phanh về cuối phiên, có tín hiệu phục hồi nhưng rất yếu ớt mất gần 12 điểm.

Trụ cột giúp VN-Index thu hẹp đà giảm nhờ có BCM và EIB góp hơn 3 điểm cho sàn, ngược lại tiêu cực nhất là MSN, BID, SAB và GAS lấy đi khá nhiều điểm của chỉ số này.

Đối với nhóm ngành, các mã vốn hóa lớn trên thị trường bị phân hóa mạnh nhất là ở nhóm ngành ngân hàng, khi nhóm này tuần thứ 2 liên tiếp giao dịch không có tín hiệu khả quan. Các ông lớn BID, TCB, CTG và MBB,… cùng giảm từ 2% đến 4%. Nổi bật nhất ngành là mã EIB bật tăng 11,44% điểm trên tuần, được hỗ trợ bởi thông tin Eximbank đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thêm tối đa 2.459 tỷ đồng. Và mã cổ phiếu VCB cũng góp nhẹ 1,25% điểm.

Hai mã được xem là giảm mạnh nhất truần qua là AMD và DIG: AMD là mã thứ 7 thuộc họ FLC bị đưa vào diện cảnh báo của HoSE vì thế giá cổ phiếu cũng bị giảm mạnh trong tuần qua mất hớn 15%. Đối với DIG giảm gần 9%, cắt xuống dưới SMA 50 ngày, triển vọng tăng giá trở lại cũng khá mong manh đối với mã này.

Ngành bất động sản có VCG bật tăng hơn 13% nhờ sự trợ lực từ dòng tiền với khối lượng giao dịch tăng vọt. Ấn tượng ở nhóm ngành khai khoán, khi có mã PVB tăng hơn 18,47% điểm và sự bứt phá của PVB tăng 12,2%.

Về khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài đã có 4/5 phiên bán ròng với tổng giá trị lên tới 1.129,9 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng gần 891 tỷ đồng trên 2 sàn: Trên HoSE bán ròng gần 867 tỷ đồng, sàn HNX bán ròng gần 24 tỷ đồng.

Phiên giao dịch ngày 16/9, khối ngoại bán ròng trên cả 3 sàn vớ tổng giá trị 525,34 tỷ đồng. Trong đó, trên HoSE chiếm 434,82 tỷ đồng, HNX bán ròng 86,11 tỷ đồng và UPCoM bán ròng 4,42 tỷ đồng.

Trên HOSE, khối ngoại bán ròng mạnh nhất mã STB với 224,0 tỷ đồng. Xếp sau là VJC (-168,4 tỷ đồng) và E1VFVN30 (-113,5 tỷ đồng) cũng bị bán ròng mạnh với giá trị trên 100 tỷ đồng. Ngoài ra, áp lực bán ròng còn ghi nhận tại các cổ phiếu HSG (-99,4 tỷ đồng), KDH (-77,3 tỷ đồng), FUEVFVND (-69,9 tỷ đồng), KBC (-63,1 tỷ đồng), DXG (-62,7 tỷ đồng)...

screenshot-163-.png

Giao dịch mua/bán của khối ngoại trên 3 sàn giao dịch thời gian qua.

Chính sự xả ròng mạnh tay đã làm triệt tiêu hoàn toàn nỗ lực của bên mua khi PNJ (+203,9 tỷ đồng) và VNM (+117,9 tỷ đồng) đều có lượng mua ròng lớn. Các mã còn lại như VCB, VRE, HAG có lượng mua ròng dưới 80 tỷ đồng.

Phiên hôm nay là ngày cơ cấu cuối cùng của các quỹ ETF ngoại khiến diễn biến của các cổ phiếu khá "loạn". Trên HNX, CEO dẫn đầu danh sách bán ròng với 42,2 tỷ đồng, điều này khiến thị giá mã này giảm 8,56% trong phiên. Hai mã SHS và HUT cũng bị xả ròng trên 20 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, PVS có lượng mua ròng nhiều nhất với 12,3 tỷ đồng, các giao dịch còn lại đều dưới 1 tỷ đồng. Trên UPCoM, khối ngoại bán mạnh nhất QNS với 2,0 tỷ đồng. Ngược lại, MML được mua mạnh nhất với 0,3 tỷ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Chứng khoán tuần qua: Giao dịch ảm đạm, sắc đỏ phủ sóng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO