Chủ doanh nghiệp Trung Quốc xếp hàng dài để nói chuyện với đại diện Việt Nam: Cảnh tượng hiếm thấy hé lộ những tiềm năng to lớn

Tất Đạt | 07:44 21/09/2023

Theo SCMP, tại hội chợ thường niên của các doanh nghiệp Đông Nam Á, số lượng các chủ doanh nghiệp Trung Quốc chờ đợi để hỏi về việc chuyển nhà máy sang Việt Nam cao bất ngờ so với mọi khi.

Chủ doanh nghiệp Trung Quốc xếp hàng dài để nói chuyện với đại diện Việt Nam: Cảnh tượng hiếm thấy hé lộ những tiềm năng to lớn

Việt Nam thành mối quan tâm lớn

Sau buổi kết nối kinh doanh kéo dài một giờ với hơn 300 người tham dự vào ngày 17/9, bà Nguyễn Thị Nga - đại diện kinh doanh của Khu công nghiệp Deep C Việt Nam - vẫn còn hơn một chục khách hàng Trung Quốc tiềm năng đang chờ để được nhận tư vấn.

“Thực sự các doanh nghiệp Trung Quốc đã dành nhiều sự quan tâm hơn tới Việt Nam từ kể từ năm ngoái,” bà Nga cho biết tại Hội chợ triển lãm ASEAN - Trung Quốc kéo dài 4 ngày. “Mối quan tâm đặc biệt bùng nổ trong năm nay, sau đại dịch”.

Bà Nga đại diện cho một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam tại sự kiện kết thúc vào ngày 19/9 tại Nam Ninh, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Hơn 2.000 doanh nghiệp từ Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN đã tham dự diễn đàn thường niên, trong đó nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.

Đại diện kinh doanh tới từ Việt Nam cho biết, một nửa trong số khoảng 30 khách hàng Trung Quốc – bao gồm các nhà sản xuất hóa chất, điện tử và tấm pin mặt trời – ở tất cả 5 khu vực của Deep C, mới tới kể từ năm 2022.

_image__9.jpg

“Chúng tôi đang mong đợi sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư tham gia,” bà Nga nói và cho biết thêm rằng sẽ có khoảng 7 đến 8 nhà đầu tư Trung Quốc sẽ chuyển đến vào cuối năm nay.

Trong khi Việt Nam là điểm đến được lựa chọn của các nhà sản xuất muốn đa dạng hoá chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc kể từ khi chiến tranh thương mại với Mỹ bắt đầu vào năm 2018, thì sự cạnh tranh trong khu vực dự kiến sẽ gay gắt hơn trong việc thu hút đầu tư từ Trung Quốc.

Môi trường ổn định của Việt Nam và lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp – lớn thứ 3 trong số tất cả các quốc gia châu Á – từ lâu đã giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu trong khu vực. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 vào Việt Nam vào năm 2022 và Mỹ vẫn là nhà đầu tư lớn nhất - theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chuyên gia thương mại đã dự báo về việc thắt chặt quy định về xuất xứ giữa các nhà nhập khẩu phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc quản lý chặt chẽ hơn các sản phẩm từ công ty linh kiện Trung Quốc nhưng lắp ráp ở Việt Nam.

Các lựa chọn khác tại Đông Nam Á

Một giám đốc kinh doanh từ Malaysia cho biết mặc dù khu công nghiệp của họ ở Malaysia cho đến nay chỉ có một vài khách hàng Trung Quốc nhưng họ đã cử người đến Trung Quốc ít nhất mỗi tháng một lần kể từ đầu năm để quảng bá và thu hút kinh doanh.

Ông nói: “Thực tế là chúng tôi có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển - và quan trọng nhất là lượng dân số nói tiếng Trung Quốc đông đảo – điều đó khiến chúng tôi trở thành một điểm đến hấp dẫn”.

Tuy nhiên, đối với nhiều công ty Trung Quốc đang muốn chuyển dịch sang Đông Nam Á, chi phí vẫn là mối quan tâm hàng đầu.

Pan Junxian, chủ sở hữu một công ty cung cấp vật liệu xây dựng ở tỉnh Giang Tô, đã tham dự hội chợ để tìm kiếm địa điểm tiềm năng với mục tiêu chuyển ít nhất 1/3 chuỗi sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc.

Pan cho biết khá bất ngờ khi có thể tiết kiệm được khoảng 20% chi phí lao động khi chuyển đến Việt Nam, so với số tiền ông phải trả cho nhân viên Trung Quốc. Ông cũng phát hiện ra rằng Thái Lan là một lựa chọn hấp dẫn với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên tương đối rẻ.

“Nhà máy của tôi sẽ sử dụng nhiều điện nên tôi cần tính toán kỹ xem ở nơi nào có thể giúp giảm chi phí”, ông nói.

Ông Pan, người từng có hơn 100 công nhân trong nhà máy ở Trung Quốc, đã sa thải một nửa số công nhân của mình trong thời kỳ đại dịch để cắt giảm chi phí. Ông cho biết đang tìm cách dần dần mở rộng quy mô kinh doanh trở lại nhưng ưu tiên của ông hiện tại là cắt giảm chi phí và tìm điểm đến xuất khẩu mới.

Ông Pan nói: “Tôi không tự tin vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong vài năm tới khi xét đến nền kinh tế trì trệ cả trong nước và quốc tế. Nhưng nếu các công ty mua sản phẩm của chúng tôi rời khỏi đất nước, chúng tôi cũng cần phải di chuyển”.

Tham khảo SCMP


(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Chủ doanh nghiệp Trung Quốc xếp hàng dài để nói chuyện với đại diện Việt Nam: Cảnh tượng hiếm thấy hé lộ những tiềm năng to lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO