Hiện nay, quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ với tỷ lệ người dân chuyển đến thành phố ngày càng tăng, dự kiến tăng 2,1 tỷ người trong 25 năm tới. Điều này thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng, trung tâm dữ liệu để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc của người dân đô thị.
Tại Việt Nam, theo Research and Markets ước tính, thị trường trung tâm dữ liệu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ ở mức CARG là 13,12% mỗi năm trong giai đoạn này, đòi hỏi nguồn điện lớn, liên tục và ổn định. Song thách thức điện lưới quá tải đi cùng thực trạng thường xuyên mất điện đột ngột, điện chập chờn đang gây áp lực không nhỏ đến các nhà quản lý công nghệ.
Để giải quyết được vấn đề này, hiện trên thị trường có nhiều loại thiết bị tối ưu. Trong đó, UPS của Schneider Electric được xem là thiết bị quan trọng, mang đến nguồn năng lượng dự phòng an toàn để bảo vệ máy tính và máy chủ khỏi sự cố hư hỏng do điện và nguy cơ mất dữ liệu.
Đáng nói, 2024 là năm kỷ niệm 40 năm ra đời bộ lưu điện (UPS) đầu tiên của American Power Conversion (APC). Kể từ sản phẩm đầu tiên mang mã hiệu 450AT+ ra đời năm 1984, công nghệ APC UPS liên tục được đổi mới sáng tạo.
Hiện tại, Schneider Electric có hơn 150.000 đối tác trong hệ sinh thái đang sử dụng các giải pháp APC UPS và công nghệ vận hành an toàn trong môi trường điện. Schneider Electric với thương hiệu APC dẫn đầu thị trường toàn cầu về thị phần thiết bị bảo vệ nguồn điện, được tin chọn bởi 96% công ty thuộc Fortune 500 và 75% nhà quản lý CNTT nhờ hiệu suất cao về độ bền, độ tin cậy và độ uy tín. Hiện nay, đã có hơn 100 triệu bộ APC UPS 1 pha được phân phối trên khắp thế giới và hơn 75% doanh số của APC UPS đến từ sản phẩm dán nhãn Green Premium.
Schneider Electric hiện đang triển khai 2 chương trình đối tác, nhằm mục tiêu xây dựng nên hệ sinh thái toàn cầu tốt nhất về mặt chuyên môn trong ngành. Chương trình Đối tác EcoXpert hướng tới nâng cao chuyên môn cho đối tác và tạo ra một hệ sinh thái hợp tác toàn cầu, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững.
Chương trình này tập trung vào việc cung cấp các giải pháp số hóa, tự động hóa nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững cho khách hàng. Bên cạnh đó, chương trình Đối tác CNTT mySchneider dành riêng cho các nhà bán lẻ CNTT, tập trung vào đào tạo kỹ năng theo 3 cấp độ chứng nhận và mở rộng cơ hội tiếp cận các giải pháp đổi mới. Các cấp chứng nhận bao gồm mức độ cơ bản (Select), trung cấp (Premier) và cao cấp (Elite) với mục tiêu đào tạo rõ ràng, giúp nâng cao trình độ của đối tác trở thành các chuyên gia trong ngành.
Bộ lưu điện mới nhất của Schneider Electric là APC Smart UPS Modular Ultra được ra mắt với tham vọng trở thành hình mẫu về giải pháp UPS thân thiện với môi trường trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Sản phẩm có thiết kế dạng mô-đun có thể mở rộng hiệu suất gấp 2,5 lần - lên đến 20kW với pin lithium-ion bền bỉ để phù hợp với nhu cầu từng doanh nghiệp, trong khi trọng lượng và kích thước nhỏ nhẹ nhất hiện nay - chỉ bằng một nửa so với các giải pháp tương đương.
Chia sẻ về tầm nhìn chiến lược, ông Đồng Mai Lâm - Tổng Giám Đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia nhấn mạnh: “Trong thế giới kết nối ngày nay, ngành CNTT một lần nữa đang trải qua cuộc chuyển đổi lớn, trước nhu cầu dữ liệu theo thời gian thực tăng lên và trí tuệ nhân tạo thâm nhập sâu vào nhiều nhiệm vụ phức tạp.
Vai trò của UPS chưa bao giờ quan trọng hơn bây giờ. Schneider Electric sẽ không ngừng cải tiến giải pháp bền vững hơn nữa, mở rộng hệ sinh thái để trở thành liên minh đáng tin cậy dẫn đầu ngành, nhằm giúp các đối tác tiếp cận nhiều cơ hội kinh doanh hơn và chuyển mình mạnh mẽ cùng chuyển đổi số”.