Bỏ khoảng 1,8 tỷ đồng mua 13000m2 đất dưỡng già, 24 năm sau ngỡ ngàng khi có người "nẫng tay trên": Người đàn ông lập tức gọi cảnh sát và cái kết "đau đầu"

Lưu Ly | 09:51 02/09/2023

Khu đất được bán với giá 200.000 USD, tuy nhiên chủ nhân đích thực lại không hề hay biết gì về vụ mua bán này.

Bỏ khoảng 1,8 tỷ đồng mua 13000m2 đất dưỡng già, 24 năm sau ngỡ ngàng khi có người "nẫng tay trên": Người đàn ông lập tức gọi cảnh sát và cái kết "đau đầu"

Vào tháng 3 năm 2023, William Gordon bất ngờ nhận được một lá thư từ công ty quyền sở hữu với lời chúc mừng ông đã bán bất động sản ở Tucson, Arizona, Mỹ với giá 200.000 USD (khoảng 4,8 tỷ đồng). 

Nhưng vấn đề ở đây là ông không hề rao bán mảnh đất này.

Gordon nhận thấy ngay rằng lá thư chúc mừng đã gửi nhầm địa chỉ.

Ông kể lại: “Tôi nhận thấy 4 chữ số cuối của số an sinh xã hội không phải của tôi, còn địa chỉ thì sai – vậy ra đáng lẽ tôi không thể nhận được thư”.

Gordon đã mua khu đất rộng 3,3 mẫu Anh (khoảng 13000m2 này từ năm 1999 với giá 76.500 USD (khoảng 1,8 tỷ đồng). Ông cho biết hiện vẫn đang phải trả các khoản thế chấp định kỳ trên mảnh đất và đang còn nợ khoảng 9.000 USD.

Gordon là một trong nhiều chủ bất động sản đang phải chịu nạn lừa đảo. Theo Trung tâm Khiếu nại Tội phạm Internet của FBI, vào năm 2022, 11.578 người ở Hoa Kỳ báo cáo mất tổng cộng 350.328.166 USD từ các vụ lừa đảo bất động sản, tăng 64% so với năm 2021.

Đánh cắp quyền sở hữu nhà là hình thức phạm tội trong đó kẻ xấu đánh cắp danh tính của chủ nhà để chiếm quyền sở hữu tài sản - khiến những người chủ thực sự như Gordon không kịp xoay xở để giải quyết vụ việc. Trong trường hợp của Gordon, ông đã gọi ngay cho cảnh sát. Tuy nhiên họ nói ông cần liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền về quyền sở hữu bất động sản. Sau khi gọi vô số các cuộc điện thoại, và mắc trong mớ bòng bong không lối thoát, Gordon phải chi một khoản tiền lớn mới giải quyết được vấn đề.

“Họ bảo tôi rằng chỉ cần hủy giao kèo này. Nhưng không ai biết hủy như thế nào”, ông kể lại

Trách nhiệm thuộc về ai

Gordon nhận thấy một số dấu hiệu đáng ngờ trong lá thư chúc mừng nhận được từ công ty quản lý. Theo ông, lẽ ra họ cũng nên nhận ra những dấu hiệu này.

Ông nói: “Nhiều dấu hiệu bất thường đã bị bỏ qua. "Người công chứng viên có tên trong tài liệu thực ra ở cách nơi tài liệu được kí kết tới 5 tiếng rưỡi, tại một quận hoàn toàn khác.”

“Tôi không ở Texas – nơi mà tài liệu được kí kết,” Gordon nói. “Tôi có thể chứng minh rằng tôi đang ở Arizona vào thời điểm tài liệu đó được ký bởi một công chứng viên.”

Gordon đã trình bày với Cơ quan An ninh Quyền sở hữu, công ty ở Arizona đã xử lý công việc liên quan đến quyền sở hữu của Gordon khi ông mua bất động sản vào năm 1999. Họ nhanh chóng nhận ra có kẻ đang mạo danh ông ấy. Họ hướng dẫn Gordon đến văn phòng hạt, nơi đây có nhiệm vụ ghi lại và lập chỉ mục các tài liệu cho bất động sản của ông.

Tuy nhiên Văn phòng tại quận nói với Gordon rằng họ ghi lại các tài liệu chứ không xác minh chúng, và lại giới thiệu Gordon lên làm việc với Cơ quan An ninh Quyền sở hữu.

Các công chứng viên và đại lý bất động sản thường xác nhận danh tính của các bên tham gia giao dịch trong khi các công ty quyền sở hữu đất xác nhận quyền sở hữu đất. Nhưng theo Gordon, điều này đã không được tiến hành trước khi đất của ông bị kẻ xấu bán. 

Gordon ấm ức: “Không rõ tại sao người ta có thể thực hiện các giao dịch tài chính trị giá hàng trăm nghìn USD mà không thực hiện việc xác nhận danh tính?"

Các đại lý bất động sản ở Arizona đã chứng kiến nạn lừa đảo gia tăng trong năm nay - đặc biệt là đối với đất trống.

Eric Gibbs, nhà môi giới được chỉ định cho Realty ONE Group Integrity, cho biết: “Trong ba hoặc bốn tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn và nó khiến mọi người ngạc nhiên”. 

Kẻ bán thường bị phát hiện là gian lận ngay sau khi giao dịch kết thúc. Nhưng những trường hợp như thế này ngày càng khó phát hiện hơn. Có nhà môi giới từng gặp phải 4 vụ lừa đảo chỉ trong một ngày. Một số nhà môi giới đã thiết lập các biện pháp trong công ty riêng của mình – như yêu cầu bản sao giấy tờ tùy thân có ảnh và tổ chức các cuộc họp qua Zoom với khách hàng – để giảm thiểu gian lận trong việc bán đất trống.

Tuy nhiên, ai mới là người chịu trách nhiệm xử lí những kẻ lừa đảo, cũng như ai là người sẽ chịu trách nhiệm pháp lí cho những vụ lừa đảo như vậy.

Mất khoản tiền lớn để lấy laị tài sản của chính mình

Đầu tiên, trong nỗ lực lấy lại mảnh đất của mình, ông phải thuê một nhóm pháp lý với chi phí khoảng 9.000 USD. Cuối cùng ông cũng đã lấy lại được tài sản của mình, nhưng mọi chuyện không hề dễ dàng.

Sau khi những người mua đất được hoàn lại 200.000 USD từ Bảo hiểm Quyền sở hữu Old Republic (công ty bảo hiểm quyền sở hữu mà họ đã sử dụng trong giao dịch), họ đã ký một chứng thư từ bỏ quyền sở hữu mảnh đất, và trao cho chính quyền quyền cấp lại quyền sở hữu cho Gordon.

Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng Gordon lại gặp phải nhiều vấn đề khó khăn với công ty bảo hiểm quyền sở hữu.

Gordon cho biết Công ty Bảo hiểm Quyền sở hữu  Old Republic đã thanh toán số dư thế chấp còn lại và thuế tài sản của Gordon trong quá trình bán đất, và giờ yêu cầu ông hoàn trả lại cho họ 11.000 USD.

Cuối cùng Gordon đã phải rút tiền từ tài khoản hưu trí để trả. Công ty Old Public không muốn đưa ra bình luận và từ chối trách nhiệm vì họp không phải bên ký quỹ cũng như quyền sở hữu xử lý giao dịch với Gordon. 

“Để lấy lại tài sản của mình, tôi đã gặp quá nhiều rắc rối. Đó dường như một cơn án mộng”, ông Gordon than thở.


(0) Bình luận
Bỏ khoảng 1,8 tỷ đồng mua 13000m2 đất dưỡng già, 24 năm sau ngỡ ngàng khi có người "nẫng tay trên": Người đàn ông lập tức gọi cảnh sát và cái kết "đau đầu"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO