9 thói quen khiến bạn làm mãi vẫn nghèo, còn những người giàu lại tránh xa: Số 1 là điều khiến bao nhiêu người “rỗng ví”, tăng gánh nợ nần lúc nào chẳng hay

Thuý Phương | 23:26 20/10/2022

Tự do tài chính là mơ ước của bao người, nhưng hầu hết mọi người vẫn đang loay hoay ngay từ việc quản lý tài chính để bản thân không bị nợ nần, không rơi vào cảnh “nhận lương tháng này để trả nợ cho tháng trước”.

9 thói quen khiến bạn làm mãi vẫn nghèo, còn những người giàu lại tránh xa: Số 1 là điều khiến bao nhiêu người “rỗng ví”, tăng gánh nợ nần lúc nào chẳng hay

Trên thực tế, bạn không cần phải có một người cha giàu có hay một bộ não toán học để hướng tới tự do tài chính. Chỉ cần bạn bắt đầu từ nhỏ và thay đổi thái độ cũng như thói quen đối với tiền bạc, bạn có thể thoát ra khỏi những “cái bẫy” đáng sợ. Những “xô vàng” đầu tiên chỉ có thể tích lũy được thông qua việc quản lý tài chính. Đó là tiền đề để bạn hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Do đó, hãy cảnh giác trước 10 thói quen khiến bạn làm mãi vẫn nghèo sau đây:

1. Thường xuyên nghĩ rằng: “Số tiền ít ỏi này chẳng đáng là gì"

“Bớt tiêu vài đồng ít ỏi cũng không khiến chúng ta giàu lên” - Suy nghĩ đó đã khiến nhiều người vô tình mua thêm một bộ quần áo khi đi mua sắm, vô tình xem 3 - 4 bộ phim ngoài rạp mỗi tháng, vô tình mua thêm đồ ăn, đồ uống vào mỗi chiều công sở, vô tình có mặt trong đủ mọi cuộc hẹn đi chơi, ăn uống thịnh soạn của bạn bè… 

Đến cuối tháng tổng kết lại, họ mới ngạc nhiên phát hiện ra mình đã tiêu một khoản tiền nhiều đến thế nào. Không thể kiểm soát tài khoản và tiêu tiền một cách vô thức là những nhân tố đóng vai trò chìa khóa có thể dẫn bạn thẳng tới con đường “rỗng túi”.

2. Khi nhìn thấy một thứ “giới hạn”, bạn cảm thấy thật tiếc khi bỏ lỡ “cơ hội duy nhất để mua được nó"

Mua hàng bốc đồng hoặc tâm lý FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ” sẽ luôn khiến bạn chi tiêu nhiều hơn mức bạn thực sự cần. Những người như vậy thường không có khái niệm lập kế hoạch ngân sách và kiểm soát chi tiêu. Chính thói quen đó đã trở thành nguyên nhân chính khiến hầu bao bị hao hụt.

3. Mua đồ bằng thẻ tín dụng hoặc trả góp

Nếu bạn luôn dùng thẻ tín dụng để thỏa mãn ham muốn mua sắm của mình trong thời điểm này, thì trong tương lai, bạn sẽ phải đối mặt với gánh nặng tài chính khủng khiếp. Mỗi một hóa đơn chỉ mất 1-2 giây để thanh toán bằng thẻ, nhưng sẽ mất vài tháng để có thể chi trả hết. Những con số nhỏ khi cộng dồn vào nhau, thậm chí phải tính thêm lãi suất, sẽ trở thành khoản nợ lớn vượt sức tưởng tượng. Do đó, nếu không có kế hoạch dài hạn về tiền bạc, bạn không những không tiết kiệm được tiền mà chất lượng cuộc sống cũng bị giảm sút đáng kể.

4. Luôn để ví tiền lộn xộn

Nhiều người có thói quen “tiện tay” nhét mọi thứ vào ví của mình. Hóa đơn, phiếu giảm giá và thẻ tín dụng không được phân loại. Họ không nhớ lần cuối mình rút tiền là khi nào mà chỉ nhận ra khi ví của mình trống rỗng. Đương nhiên, họ cũng không biết tiền đã tiêu về đâu. 

5. Không kiểm tra kỹ tất cả các loại hóa đơn và thanh toán vội vàng 

Việc thanh toán hóa đơn cũng thể hiện một khái niệm quản lý tài chính có kỷ luật. Hãy kiểm tra kỹ tất cả các loại hóa đơn để biết mình có bị thanh toán thừa/thiếu bất cứ khoản tiền nào, số tiền nộp thuế là bao nhiêu, có những khoản chi nào thực sự cần thiết… Những điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu lý do của việc chi tiêu, kiểm soát số tiền vượt mức.

Thói quen thanh toán vội vàng cho thấy bạn không dành đủ sự quan tâm cho các dòng tiền vào/ra như thế nào. Điều này khiến bạn rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn "không hiểu sao lúc nào cũng tiêu hết nhiều tiền như vậy”, “không hiểu sao cứ phải vay vợ hết tháng này đến tháng khác”...

6. Đầu tư vội vàng mà không dự trù tiền lương

Không có kế hoạch phân phối thu nhập và chi tiêu cũng là một thói quen không tốt cho quá trình quản lý tài chính. Nếu nóng lòng muốn “kiếm thêm tiền” và đầu tư phần lớn tài chính trong tay, khi gặp nhu cầu kinh tế đột ngột, bạn sẽ không có đủ tiền để trang trải. Cần chuẩn bị đủ “tiền dư dả” mà không ảnh hưởng đến cuộc sống cơ bản, đó là cơ sở của việc đầu tư.

7. Nghe theo lời giới thiệu của nhân viên bán hàng

Nhiều người thường dễ dàng bị tác động bởi lời nói của người khác. Họ không nắm rõ nhu cầu tiêu dùng thực tế của bản thân, do đó thấy người bán nói gì cũng hay, cũng “cần thiết”, do đó sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua đồ. Điều này có thể khiến họ chi tiêu lãng phí, đôi khi mua phải những đồ dùng đắt đỏ rồi “xếp xó”, không sử dụng tới.

8. Khi bạn nghe ai đó nói "cái này lãi lắm" thì đều muốn mua

Nhiều người đầu tư mà không có lý do của riêng mình, chỉ đơn giản làm theo lời của những người khác, sau đó coi việc kiếm tiền như một trò chơi may rủi. Nếu thắng, họ nghĩ mình may mắn còn nếu thua, họ tự coi mình là người xui xẻo. Tất nhiên, khi đầu tư mà không có những nguyên tắc, bạn rất dễ gặp thất bại và khó có thể làm giàu một cách lâu dài.

9. Nhìn chằm chằm vào thị trường mỗi ngày và bị choáng ngợp bởi những con số

Ngay khi thấy tình hình không ổn hoặc thị trường đi xuống, có nhiều người lập tức quyết định bán ra. Việc mua và bán trong ngắn hạn có thể dễ dàng dẫn đến tác dụng ngược lại là “mua khi giá trị ròng cao và bán khi giá trị ròng thấp”. Sự thiếu kiên nhẫn chỉ khiến họ càng thêm thua lỗ, khó có thể đợi ngày thành công. 

*Theo Cheers


(0) Bình luận
9 thói quen khiến bạn làm mãi vẫn nghèo, còn những người giàu lại tránh xa: Số 1 là điều khiến bao nhiêu người “rỗng ví”, tăng gánh nợ nần lúc nào chẳng hay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO